Samsung Galaxy Z Fold 7 - Thế hệ mới nhất của dòng Fold mang đến những thay đổi đáng kể về độ mỏng, trọng lượng và lần đầu tiên tích hợp hệ thống camera 200MP, cho thấy nỗ lực của Samsung trong việc giành lạnh “ngôi đầu” điện thoại gập, trước sự cạnh tranh gắt gao của các đối thủ.
Về mặt số liệu, những con số này đưa Z Fold 7 đến gần hơn với các mẫu smartphone dạng thanh truyền thống, một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định của người dùng.
Khi cầm trên tay, sự khác biệt về cảm giác vật lý so với các thế hệ trước là rất rõ ràng. Thiết bị cho cảm giác cân bằng hơn và bớt cồng kềnh hơn đáng kể, cả khi gập lại để trong túi hay khi mở ra sử dụng bằng hai tay. Để đạt được điều này, Samsung cho biết đã điều chỉnh lại cấu trúc cơ khí. Bản lề Armor Flex Hinge mới được thiết kế với cấu trúc giọt nước, cho phép hai nửa màn hình gập khít hơn, từ đó giảm độ dày tổng thể.
Song song với việc giảm kích thước, các vật liệu cấu thành cũng được thay đổi. Khung viền sử dụng hợp kim Advanced Armor Aluminum cải tiến, mặt lưng được bảo vệ bởi kính Corning Gorilla Glass Victus 2, và đáng chú ý là mặt kính màn hình ngoài sử dụng Corning Gorilla Glass Ceramic 2. Bên trong bản lề, hãng cho biết đã tích hợp Lưới Titan Grade 4. Việc lựa chọn các vật liệu này cho thấy Samsung đang rất nỗ lực trong việc gia tăng độ cứng cáp và khả năng chống chịu va đập, nhằm củng cố niềm tin của người dùng vào độ bền dài hạn của một thiết bị có cấu trúc phức tạp như điện thoại gập.
Lợi ích chính của màn hình lớn vẫn là khả năng đa nhiệm. Giao diện One UI được tối ưu cho phép chạy song song nhiều ứng dụng. Trên một không gian 8.0 inch, trải nghiệm này trở nên khả thi hơn, người dùng có thể tương tác cùng lúc với nhiều cửa sổ ứng dụng mà không bị cảm giác chật chội. Điều này phục vụ trực tiếp cho nhóm người dùng chuyên nghiệp, những người cần xử lý công việc trên một thiết bị di động.
Màn hình ngoài cũng được tăng kích thước lên mức 6.5 inch với tỷ lệ mới rộng hơn, gần với điện thoại thanh thông thường hơn, thay vì thon dài và hẹp như các đời Fold trước. Nhờ đó, màn hình ngoài của Fold 7 cũng trở nên hữu dụng hơn, cung cấp một giao diện truy cập nhanh, cho phép thực hiện hầu hết các tác vụ cơ bản mà không cần mở thiết bị.
Thiết bị đi kèm các tùy chọn RAM 12GB và 16GB, một mức dung lượng thoải mái cho nhu cầu sử dụng cao, nhất là với AI đi kèm dung lượng lưu trữ là 256/512GB và có cả bản 1TB.
Viên pin vẫn có dung lượng 4.400mAh, không thay đổi so với thế hệ trước nhưng Samsung khẳng định nhờ con chip mới mà thời lượng pin thực tế sẽ tốt hơn. Hiệu quả quản lý năng lượng của con chip mới sẽ là yếu tố quyết định thời lượng sử dụng thực tế của máy, và đây cũng là một khía cạnh cần được kiểm chứng sâu hơn.
Một lưu ý là Z fold 7 không còn hỗ trợ bút S Pen như các thế hệ Galaxy Z Fold trước đó nữa.
Đi kèm với đó là vi xử lý hình ảnh ProVisual Engine thế hệ mới, một bộ công cụ thuật toán nhằm tối ưu hóa quá trình xử lý hình ảnh. Máy cũng hỗ trợ quay video 10-bit HDR, mở rộng dải màu và dải tương phản động cho các thước phim.
Bên cạnh camera chính 200MP, Z Fold 7 vẫn có camera góc siêu rộng 12MP và camera tele 10MP (zoom quang 3x), duy trì một hệ thống đa tiêu cự linh hoạt.
Một thay đổi khác là Z Fold 7 đã không còn dùng camera selfie ẩn dưới màn hình trong như các đời trước nữa mà chuyển sang camera selfie thông thường với độ phân giải 10MP cùng trường nhìn rộng 100 độ.
Camera selfie ở màn hình ngoài cũng có độ phân giải 10MP và được nâng cấp với trường nhìn rộng hơn (100 độ), một cải tiến nhỏ nhưng hữu ích cho việc chụp ảnh nhóm.
Các tính năng như Gemini Live với khả năng chia sẻ màn hình hay việc kéo thả nội dung do AI tạo ra giữa các ứng dụng là những ví dụ về việc phần mềm được phát triển để tương thích với phần cứng đặc thù.
Sản phẩm tạo ra ấn tượng về một thiết bị toàn diện hơn, nơi sự đánh đổi giữa yếu tố hình thái gập mở và các tính năng cao cấp đã được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ghi nhận sơ bộ. Hiệu suất thực tế của pin, độ bền của cơ chế gập sau thời gian dài sử dụng, và chất lượng hình ảnh của camera trong các điều kiện phức tạp là những yếu tố cần được kiểm tra một cách kỹ lưỡng.
Mình sẽ tiến hành các bài đánh giá sâu hơn trong thời gian tới khi có cơ hội trải nghiệm kỹ càng hơn Samsung Galaxy Z Fold 7, mời anh em theo dõi trên VnReview nhé!

Thiết kế vật lý: Nỗ lực giải quyết bài toán trọng lượng và độ dày
Một trong những rào cản lớn nhất đối với việc phổ cập điện thoại gập chính là kích thước và trọng lượng. Với Z Fold 7, Samsung đã quyết tâm giải quyết trực diện vấn đề này. Z Fold 7 giờ đây đã mỏng nhẹ hơn nhiều, độ mỏng khi gập lại giờ chỉ là 8.9mm, khi mở ra chỉ là 4.2mm và trọng lượng tổng thể chỉ còn vỏn vẹn 215 gram. Với những con số này Z Fold 7 trở thành một trong những mẫu điện thoại gập mỏng nhẹ hàng đầu hiện nay, “đe nẹt” cả những đối thủ sừng sỏ như Oppo Find N5 hay Honor Magic V5.
![]() | ![]() |
Về mặt số liệu, những con số này đưa Z Fold 7 đến gần hơn với các mẫu smartphone dạng thanh truyền thống, một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định của người dùng.
Khi cầm trên tay, sự khác biệt về cảm giác vật lý so với các thế hệ trước là rất rõ ràng. Thiết bị cho cảm giác cân bằng hơn và bớt cồng kềnh hơn đáng kể, cả khi gập lại để trong túi hay khi mở ra sử dụng bằng hai tay. Để đạt được điều này, Samsung cho biết đã điều chỉnh lại cấu trúc cơ khí. Bản lề Armor Flex Hinge mới được thiết kế với cấu trúc giọt nước, cho phép hai nửa màn hình gập khít hơn, từ đó giảm độ dày tổng thể.

![]() | ![]() |
Song song với việc giảm kích thước, các vật liệu cấu thành cũng được thay đổi. Khung viền sử dụng hợp kim Advanced Armor Aluminum cải tiến, mặt lưng được bảo vệ bởi kính Corning Gorilla Glass Victus 2, và đáng chú ý là mặt kính màn hình ngoài sử dụng Corning Gorilla Glass Ceramic 2. Bên trong bản lề, hãng cho biết đã tích hợp Lưới Titan Grade 4. Việc lựa chọn các vật liệu này cho thấy Samsung đang rất nỗ lực trong việc gia tăng độ cứng cáp và khả năng chống chịu va đập, nhằm củng cố niềm tin của người dùng vào độ bền dài hạn của một thiết bị có cấu trúc phức tạp như điện thoại gập.
Màn hình: Mở rộng không gian làm việc và giải trí
Khi mở ra, Z Fold 7 cung cấp một màn hình chính Dynamic AMOLED 2X với kích thước lớn hơn, đạt mức 8.0 inch. So với thế hệ trước, việc tăng kích thước màn hình khoảng 11% và làm mỏng viền bezel giúp tối ưu hóa không gian hiển thị. Về mặt kỹ thuật, màn hình vẫn duy trì các thông số cao cấp với độ phân giải QXGA+ (2184x1968 pixel), tần số quét thích ứng từ 1Hz đến 120Hz và độ sáng tối đa được công bố là 2600 nits. Độ sáng cao trên lý thuyết sẽ cải thiện khả năng hiển thị nội dung khi sử dụng ngoài trời, một điểm cộng thiết thực.
Lợi ích chính của màn hình lớn vẫn là khả năng đa nhiệm. Giao diện One UI được tối ưu cho phép chạy song song nhiều ứng dụng. Trên một không gian 8.0 inch, trải nghiệm này trở nên khả thi hơn, người dùng có thể tương tác cùng lúc với nhiều cửa sổ ứng dụng mà không bị cảm giác chật chội. Điều này phục vụ trực tiếp cho nhóm người dùng chuyên nghiệp, những người cần xử lý công việc trên một thiết bị di động.
Màn hình ngoài cũng được tăng kích thước lên mức 6.5 inch với tỷ lệ mới rộng hơn, gần với điện thoại thanh thông thường hơn, thay vì thon dài và hẹp như các đời Fold trước. Nhờ đó, màn hình ngoài của Fold 7 cũng trở nên hữu dụng hơn, cung cấp một giao diện truy cập nhanh, cho phép thực hiện hầu hết các tác vụ cơ bản mà không cần mở thiết bị.

Cấu hình phần cứng: Nền tảng cho hiệu năng và AI
Trang bị bên trong Z Fold 7 là vi xử lý Snapdragon 8 Elite for Galaxy, một phiên bản được tùy chỉnh dựa trên tiến trình 3nm. Theo thông tin từ Samsung, con chip này mang lại mức tăng hiệu suất tăng thêm 41% cho NPU, 38% cho CPU và 26% cho GPU so với thế hệ trước. Về lý thuyết, những cải tiến này, đặc biệt là ở NPU, sẽ cung cấp nền tảng xử lý mạnh mẽ hơn cho các tác vụ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phổ biến.
Thiết bị đi kèm các tùy chọn RAM 12GB và 16GB, một mức dung lượng thoải mái cho nhu cầu sử dụng cao, nhất là với AI đi kèm dung lượng lưu trữ là 256/512GB và có cả bản 1TB.
Viên pin vẫn có dung lượng 4.400mAh, không thay đổi so với thế hệ trước nhưng Samsung khẳng định nhờ con chip mới mà thời lượng pin thực tế sẽ tốt hơn. Hiệu quả quản lý năng lượng của con chip mới sẽ là yếu tố quyết định thời lượng sử dụng thực tế của máy, và đây cũng là một khía cạnh cần được kiểm chứng sâu hơn.


Hệ thống camera: Một bước tiến chiến lược
Thay đổi lớn tiếp theo trên Z Fold 7 nằm ở hệ thống camera. Lần đầu tiên, Samsung trang bị cảm biến chính có độ phân giải 200MP cho dòng Fold. Động thái này cho thấy ý định rút ngắn khoảng cách về khả năng nhiếp ảnh giữa dòng Fold và dòng S Ultra. Cảm biến 200MP, về mặt kỹ thuật, cho phép áp dụng các thuật toán gộp điểm ảnh để cải thiện khả năng thu sáng trong điều kiện thiếu sáng và giữ lại độ chi tiết cao khi crop ảnh.
Đi kèm với đó là vi xử lý hình ảnh ProVisual Engine thế hệ mới, một bộ công cụ thuật toán nhằm tối ưu hóa quá trình xử lý hình ảnh. Máy cũng hỗ trợ quay video 10-bit HDR, mở rộng dải màu và dải tương phản động cho các thước phim.
Bên cạnh camera chính 200MP, Z Fold 7 vẫn có camera góc siêu rộng 12MP và camera tele 10MP (zoom quang 3x), duy trì một hệ thống đa tiêu cự linh hoạt.

Một thay đổi khác là Z Fold 7 đã không còn dùng camera selfie ẩn dưới màn hình trong như các đời trước nữa mà chuyển sang camera selfie thông thường với độ phân giải 10MP cùng trường nhìn rộng 100 độ.

Camera selfie ở màn hình ngoài cũng có độ phân giải 10MP và được nâng cấp với trường nhìn rộng hơn (100 độ), một cải tiến nhỏ nhưng hữu ích cho việc chụp ảnh nhóm.
Hàng loạt nâng cấp về giao diện và tính năng AI
Galaxy Z Fold 7 được cài đặt sẵn One UI 8, phiên bản giao diện người dùng mới nhất của Samsung. Trọng tâm của phiên bản này vẫn là các tính năng Galaxy AI, nhưng được điều chỉnh để tận dụng lợi thế của màn hình lớn.Các tính năng như Gemini Live với khả năng chia sẻ màn hình hay việc kéo thả nội dung do AI tạo ra giữa các ứng dụng là những ví dụ về việc phần mềm được phát triển để tương thích với phần cứng đặc thù.

Nhận định ban đầu
Samsung Galaxy Z Fold 7, qua những tiếp xúc ban đầu, cho thấy một hướng đi rõ ràng: hoàn thiện và tinh chỉnh. Thiết bị đã giải quyết được một cách hợp lý hai trong số những điểm yếu lớn nhất của điện thoại gập là độ dày và trọng lượng. Việc nâng cấp mạnh mẽ hệ thống camera lên ngang hàng với dòng flagship truyền thống là một bước đi quan trọng, có thể thu hút một tệp khách hàng rộng lớn hơn.
Sản phẩm tạo ra ấn tượng về một thiết bị toàn diện hơn, nơi sự đánh đổi giữa yếu tố hình thái gập mở và các tính năng cao cấp đã được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ghi nhận sơ bộ. Hiệu suất thực tế của pin, độ bền của cơ chế gập sau thời gian dài sử dụng, và chất lượng hình ảnh của camera trong các điều kiện phức tạp là những yếu tố cần được kiểm tra một cách kỹ lưỡng.
Mình sẽ tiến hành các bài đánh giá sâu hơn trong thời gian tới khi có cơ hội trải nghiệm kỹ càng hơn Samsung Galaxy Z Fold 7, mời anh em theo dõi trên VnReview nhé!