Trend Metaverse là gì? Metaverse có phải tương lai mới cho nền công nghệ?

Sau phát biểu của Mark Zuckerberg về việc sẽ định hướng Facebook từ một “Social Media company” trở thành “Metaverse company", cùng với việc công ty Epic Games (công ty đứng sau tựa game Fortnite) gọi vốn $1B với tham vọng đưa tựa game này trở thành Metaverse, thì hiện tại Metaverse đã trở thành một từ khóa rất hot và được rất nhiều người quan tâm.
Bên cạnh đó, với việc trend NFT và Gaming trong thị trường Crypto nổi lên như một hiện tượng thì Metaverse được kỳ vọng như một trend tiếp theo sau Play to Earn.

Metaverse là gì?​

Metaverse là một thế giới ảo được tạo nên từ mạng Internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường (như VR, AR hoặc các dụng cụ khác), nhằm giúp người dùng có được những trải nghiệm chân thật nhất.
Metaverse như một thế giới tồn tại song song với thế giới thực tại. Trong thế giới này, thông qua những công cụ hoặc tính năng các nhà phát triển cung cấp mà tất cả rào cản cho sự sáng tạo gần như được loại bỏ. Bộ phim “Ready Player One” chính là một ví dụ tiêu biểu về Metaverse.

Nguồn gốc​

Liệu Metaverse có phải là một thuật ngữ mới nổi lên trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày hôm nay?
Sự thật thì không phải như vậy, “Metaverse” đã được đề cập lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Snow Crash” của Neal Stephenson vào năm 1992, được mô tả là một nơi con người có thể tương tác qua lại với nhau thông qua không gian đậm chất Cyberpunk.
Như vậy, thuật ngữ “Metaverse” đã được ra đời từ cách đây khá lâu (trước cả thời đại Internet). Bản thân từ Metaverse cũng được cấu tạo từ 2 từ:
Meta: Beyond hay còn có nghĩa là vượt lên.
Verse: Trong Universe có nghĩa là vũ trụ.
Do đó, concept của Metaverse có hàm ý là “vượt lên vũ trụ hiện hữu”.

Đặc điểm​

Một số đặc điểm của Metaverse có thể kể đến đó là:
Sustainability: Khả năng duy trì và liên tục có những cải tiến về dịch vụ hay hệ sinh thái trong đó.
Immersion: Mức độ chân thực của Metaverse, đặc điểm này trả lời cho câu hỏi liệu trải nghiệm của chúng ta trong Metaverse đạt được bao nhiêu % so với thực tế.
Openness: Tính mở, có nghĩa là Metaverse cho phép người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào. Đồng thời đó phải là không gian mở cho phép những sáng tạo trở nên không có giới hạn.
Economic System: Một hệ thống kinh tế song song với thực tế. Trong đó, người tham gia có thể dịch chuyển tài sản của mình giữa thế giới thực và Metaverse một cách dễ dàng, cũng như có thể dựa trên việc có những cải tiến sáng tạo đột phá trong metaverse để tích luỹ và gia tăng tài sản cho chính bản thân.

Cấu tạo các lớp trong Metaverse​

Trend Metaverse là gì? Metaverse có phải tương lai mới cho nền công nghệ?
Các Layer trong Metaverse
Có 4 lớp Layer cơ bản cấu tạo nên Metaverse bao gồm:
Foundation Layer: Nền tảng cho sự kết nối, đó chính là mạng lưới Internet.
Infrastructure Layer: Về cơ sở hạ tầng cho Metaverse, có thể kể đến các linh kiện phần cứng giúp chúng ta có những trải nghiệm chân thực. Ngoài các linh kiện phần cứng thì các công nghệ để hình thành nên Metaverse cũng nằm trong Layer này (một số công nghệ có thể nói tới như là Blockchain, AI, Big Data,...).
Content Layer: Trên Layer này chúng ta sẽ có những trò chơi, ứng dụng giúp người dùng đắm chìm trong một hoặc nhiều thế giới khác nhau, cho những trải nghiệm sống động nhất.
True Metaverse: Đây là Layer cuối cùng của Metaverse, khi các Layer dưới phát triển tới một mức nào đó thì chúng ta sẽ có một Metaverse đúng nghĩa.
Trong quá trình phát triển, chúng ta có thể thấy được rằng, khi các Layer nền tảng được hoàn thành thì sẽ trở thành nền móng để các Layer trên đó tăng trưởng. Và trong quá trình phát triển đó, các Layer sẽ luôn được cập nhật cũng như phát triển liên tục, cụ thể như sau:
- Internet hiện tại đã rất phát triển, tuy nhiên các đơn vị nghiên cứu vẫn đang tiếp tục cho ra đời các công nghệ Internet khác nhau, ngày càng nhanh và tiện lợi hơn (điển hình có thể kể đến công nghệ 5G hiện nay).
- Trên lớp Internet, chúng ta có thể thấy lớp Infrastructure cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, các ông lớn vẫn đang rất mạnh tay trong cuộc đua linh kiện phần cứng, cũng như các công nghệ nền tảng đang ngày một đi vào thực tiễn đời sống.
- Ở lớp Content, chúng ta có thể thấy những hình thái đầu tiên của Metaverse dưới dạng các tựa game, và Layer này vẫn đang chờ đợi sự hoàn thiện hơn nữa từ Infrastructure để có thể thật sự bùng nổ trong tương lai.

Một số Metaverse Game nổi bật​

Với giới hạn về mặt công nghệ như hiện tại thì việc có được một trải nghiệm như trong “Ready Player One” là không thể. Tuy nhiên, hiện tại đã có rất nhiều các sản phẩm được xây dựng với concept Metaverse, đặc biệt có thể kể đến các tựa game Metaverse như sau:
Minecraft: Một tựa game thế giới mở, tại đây người chơi có thể khai thác tài nguyên chế tác công cụ, xây dựng công trình và tạo ra thế giới riêng của mình, cũng như tương tác với người chơi khác thông qua các tính năng và chế độ chơi khác nhau.
Trend Metaverse là gì? Metaverse có phải tương lai mới cho nền công nghệ?
Game Minecraft
GTA V: Ở trong chế độ chơi Multiplayer của tựa game, anh em có thể cùng nhiều người chơi khác tương tác qua lại, với rất nhiều các hoạt động trao đổi buôn bán hoặc giao tiếp khác nhau.
Trend Metaverse là gì? Metaverse có phải tương lai mới cho nền công nghệ?
Game GTA V
Roblox: Một tựa game cho phép người chơi sáng tạo dựa trên nhiều công cụ được nhà phát triển cung cấp. Có hỗ trợ trải nghiệm với VR, lưu trữ dữ liệu trên Cloud. Và đặc biệt cung cấp một hệ thống economic incentives cho người chơi.
Trend Metaverse là gì? Metaverse có phải tương lai mới cho nền công nghệ?
Game Roblox
Trong thị trường Crypto cũng đang tồn tại khá nhiều game Metaverse như Decentraland, The Sandbox,… Trong các tựa game này, người chơi có thể tạo ra những thế giới của riêng mình, sở hữu tài sản thông qua NFT cũng như trao đổi buôn bán chúng qua Marketplace,...
Trend Metaverse là gì? Metaverse có phải tương lai mới cho nền công nghệ?
Một game trong hệ sinh thái game của The Sandbox
Như vậy, có thể thấy rằng Metaverse vẫn đang phát triển và được nhiều người đón nhận rất mạnh mẽ, tuy nhiên, vẫn còn khá xa để chúng ta có thể thấy một Metaverse đúng nghĩa như trong “Ready Player One”, một số điểm hạn chế có thể kể đến như:
- Trải nghiệm vẫn chưa được chân thực
do giới hạn về công nghệ thực tại ảo tăng cường.
- Gần như không có khả năng tương tác đối với các tựa game non-blockchain (tài sản trong game này không thể chuyển qua game khác và gần như không thể tương tác với tài sản thật). Đối với blockchain game thì khả năng tương tác qua lại là có, nhưng vẫn chưa rõ rệt.
- Không gian vẫn còn khá giới hạn đối với khả năng sáng tạo của con người.
Nguồn: Coin98
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top