VNR Content
Pearl
Là một người mới chỉ nhìn thấy hoa anh đào qua các bộ phim như 5cm/s, ước mơ của mình là sang Nhật một lần để được tận mắt chứng kiến chúng. Nhưng ở xứ sở hoa anh đào, những bữa tiệc Hanami (thưởng hoa anh đào) mang tính truyền thống đã không còn sôi động như trước, bởi tình hình kinh tế và những thay đổi xã hội.
Mùa xuân ở Nhật Bản từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những buổi tiệc Hanami và ngắm hoa anh đào. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc khảo sát gần đây cho thấy sự thay đổi trong thái độ của người Nhật đối với truyền thống này.
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu dữ liệu Intage trên 2.500 người ở độ tuổi 15-79, chỉ 34,5% cho biết họ có kế hoạch hoặc có thể đi ngắm anh đào, với ngân sách trung bình chỉ 45 USD. Đáng chú ý, 58% người tham gia khảo sát đã đưa ra lý do cho sự thay đổi này là do tỷ giá đồng yen biến động, khiến họ hạn chế ra ngoài và giảm ngân sách.
Người dân ngắm hoa anh đào ở công viên Ueno, Tokyo, tháng 3/2023. Ảnh: Mainichi
Bên cạnh đó, tiệc Hanami cùng sếp và đồng nghiệp cũng đang dần trở nên lỗi thời ở Nhật Bản. Khảo sát của Job Soken, bộ phận nghiên cứu của công ty tư vấn sự nghiệp Laibo Inc., cho thấy có tới 60% người Nhật không muốn tham gia. Các lý do phổ biến nhất bao gồm ưu tiên cuộc sống cá nhân (51,4%), không muốn sử dụng ngày nghỉ (47,6%) và mệt mỏi vì phải chú ý đến người khác (40,5%). Đáng nói, 60% người tham gia khảo sát cho rằng Hanami giống như công việc hoặc một phần của công việc.
Sự khác biệt trong thái độ đối với tiệc thưởng hoa anh đào cũng thể hiện rõ giữa các nhóm tuổi. Nhóm không muốn tham gia nhiều nhất nằm ở độ tuổi 40 với 69,5%, trong khi tỷ lệ thấp nhất là 55,3% ở nhóm tuổi 20. Điều này cho thấy người trẻ tuổi có xu hướng sẵn lòng tham gia tiệc tùng hơn.
Khảo sát cũng chỉ ra sự sụt giảm đáng kể trong số lượng công ty tổ chức Hanami, chỉ 11,3% so với con số 49,3% năm 2019, trước đại dịch Covid-19. Masakazu Hori, trưởng phòng truyền thông của Laibo, nhận xét rằng "người lao động mệt mỏi khi phải tương tác đồng nghiệp thông qua Hanami".
Mặc dù Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản dự kiến hoa anh đào sẽ nở rộ đạt đỉnh vào ngày 30/3 ở Fukuoka, 1/4 ở Osaka và 29/3 ở Tokyo, nhưng có vẻ như sự hào hứng của người Nhật đối với truyền thống này đang giảm dần. Sự thay đổi này phản ánh những chuyển biến trong xã hội Nhật Bản, nơi mà sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân đang ngày càng được coi trọng.
Mùa xuân ở Nhật Bản từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những buổi tiệc Hanami và ngắm hoa anh đào. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc khảo sát gần đây cho thấy sự thay đổi trong thái độ của người Nhật đối với truyền thống này.
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu dữ liệu Intage trên 2.500 người ở độ tuổi 15-79, chỉ 34,5% cho biết họ có kế hoạch hoặc có thể đi ngắm anh đào, với ngân sách trung bình chỉ 45 USD. Đáng chú ý, 58% người tham gia khảo sát đã đưa ra lý do cho sự thay đổi này là do tỷ giá đồng yen biến động, khiến họ hạn chế ra ngoài và giảm ngân sách.
Bên cạnh đó, tiệc Hanami cùng sếp và đồng nghiệp cũng đang dần trở nên lỗi thời ở Nhật Bản. Khảo sát của Job Soken, bộ phận nghiên cứu của công ty tư vấn sự nghiệp Laibo Inc., cho thấy có tới 60% người Nhật không muốn tham gia. Các lý do phổ biến nhất bao gồm ưu tiên cuộc sống cá nhân (51,4%), không muốn sử dụng ngày nghỉ (47,6%) và mệt mỏi vì phải chú ý đến người khác (40,5%). Đáng nói, 60% người tham gia khảo sát cho rằng Hanami giống như công việc hoặc một phần của công việc.
Sự khác biệt trong thái độ đối với tiệc thưởng hoa anh đào cũng thể hiện rõ giữa các nhóm tuổi. Nhóm không muốn tham gia nhiều nhất nằm ở độ tuổi 40 với 69,5%, trong khi tỷ lệ thấp nhất là 55,3% ở nhóm tuổi 20. Điều này cho thấy người trẻ tuổi có xu hướng sẵn lòng tham gia tiệc tùng hơn.
Khảo sát cũng chỉ ra sự sụt giảm đáng kể trong số lượng công ty tổ chức Hanami, chỉ 11,3% so với con số 49,3% năm 2019, trước đại dịch Covid-19. Masakazu Hori, trưởng phòng truyền thông của Laibo, nhận xét rằng "người lao động mệt mỏi khi phải tương tác đồng nghiệp thông qua Hanami".
Mặc dù Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản dự kiến hoa anh đào sẽ nở rộ đạt đỉnh vào ngày 30/3 ở Fukuoka, 1/4 ở Osaka và 29/3 ở Tokyo, nhưng có vẻ như sự hào hứng của người Nhật đối với truyền thống này đang giảm dần. Sự thay đổi này phản ánh những chuyển biến trong xã hội Nhật Bản, nơi mà sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân đang ngày càng được coi trọng.