Trong lịch sử Việt Nam có 1 người bẩm sinh tóc đã bạc trắng, lên ngôi làm hoàng đế chống quân nhà Đường

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Mai Thúc Loan (?-722) là lãnh tụ khởi nghĩa chống phương Bắc đô hộ vào thế kỷ thứ VIII. Theo sách Việt Điện U Linh, Mai Thúc Loan là cậu bé mồ côi. Năm mới 10 tuổi, bố qua đời, ít lâu sau mẹ ông cũng bị hổ vồ khi đi lấy củi. Đau đớn vì mất mẹ, ông và dân làng đã giết ác thú, báo thù cho mẹ mình.

Từ năm 618, nước ta bị nhà Đường đô hộ, nhân dân bị áp bức, bóc lột. Chứng kiến cuộc sống nô lệ khổ cực của người dân, năm 713, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.

Từ năm 618, nước ta bị nhà Đường đô hộ, nhân dân bị áp bức, bóc lột. Chứng kiến cuộc sống nô lệ khổ cực của người dân, năm 713, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.

Theo sách Việt Điện U Linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước. Nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình. Một số nguồn cũng cho hay ông lấy hiệu là Mai Hắc Đế vì ông có màu da đen.

1724229937607.png

https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/8/20/bach-dau-de-04-17241661200591788231635.png
Nhiều tài liệu lịch sử đều cho biết cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường của vua Mai Hắc Đế diễn ra ở vùng Hoan Châu (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Vùng đất này cũng chính là quê hương của vua. Mai Thúc Loan lớn lên ở Nghệ An, nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sau khi đánh đuổi ngoại xâm, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, tự xưng là Mai Hắc Đế, giao kết với nước Lâm Ấp và Chân Lạp, có đến 300.000 quân, xây dựng kinh đô Vạn An (nay thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn, Nghệ An).
https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/8/20/bach-dau-de-06-172416612041827181515.png
Trước đây, một số tài liệu cho biết cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra trong một năm. Hiện nay, quan điểm đó đã thay đổi. Theo GS Phan Huy Lê và một số nhà sử học, cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường xâm lược kéo dài trong 10 năm.

Nhà Đường cử hai tướng Quang Sở Khách và Phan Tư Húc sang đàn áp khởi nghĩa. Do lực lượng chênh lệch, quân của Mai Thúc Loan ngày càng suy yếu, kinh đô Vạn An thất thủ, nhà vua phải lui quân vào rừng sâu, mắc bệnh ốm chết năm 722. Sau khi Mai Hắc Đế qua đời, con trai ông là Mai Thúc Huy lên thay, xưng là Mai Thiếu Đế, tiếp tục sự nghiệp chống lại nhà Đường nhưng chỉ một năm sau thì Mai Thiếu Đế bị tử trận.
https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/8/20/bach-dau-de-09-1724166119773353511327.png
Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn là hai chị em ruột, con ông Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc đế), thân mẫu là Hoàng hậu Đinh Ngọc Tô, người đất Sa Nam, xứ Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An). Chị em họ Mai là người văn võ song toàn.

1724229956258.png


Mai Thị Cầu hay còn gọi là Ngọc Chân công chúa là một cô gái nhan sắc, năm 16 tuổi kết hôn với Phạm Quỳnh, con ông Phạm Ngọc Giao, người xã Điều Yêu, phủ Kinh Môn, đạo Hải Đông (nay là xã Quốc Tuấn, huyện An Hải). Mai Thị Cầu là một người vợ hiền, dâu thảo, trong xóm ngoài làng đều khen ngợi. Năm 24 tuổi, Mai Thị Cầu góa chồng. Người đàn bà họ Mai này luôn có tấm lòng từ thiện, hết lòng giúp đỡ và chu cấp cho người nghèo đói. Dân hai xã Điều Yêu Thượng và Nhu Điều được Mai Thị Cầu giúp đỡ nhiều nhất. Bà còn lựa chọn một số trai lành, gái tốt ở hai xã trên lập thành một phường bát âm, hàng ngày luyện tập và phục vụ bà con xóm làng. Khi Mai Kỳ Sơn xây căn cứ để chống lại quan quân nhà Đường, người chị đã hết lòng giúp đỡ em.

Còn Mai Kỳ Sơn, năm 18 tuổi lấy vợ là Hoàng Thị Đang, người xã Nhu Điều (thuộc xã Quốc Tuấn ngày nay). Khi nghĩa quân của Mai Thúc Loan tiến quân ra Bắc tấn công phủ thành Tống Bình thì Mai Kỳ Sơn là một tướng có công đánh tan quân nhà Đường ở mạn sông Đà. Cũng vào năm 722, sau khi cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan bị thất bại, ông hi sinh thì Mai Kỳ Sơn đã lui về Điều Yêu và Nhu Điều xây thành đắp lũy, dựa vào nhân dân cùng chị là Mai Thị Cầu lo việc đánh quân Đường trả thù cho cha.

1724229974375.png


Căn cứ của Mai Kỳ Sơn là một nơi hiểm trở, bền vững, bốn mặt có sông sâu, lại rộng bao la, khuất khúc... Quân Đường nhiều lần đến đánh nhưng đều bị quân của Mai Kỳ Sơn mai phục đánh tan. Nhờ đó, uy tín của Mai Kỳ Sơn ngày một lớn. Nhân dân các vùng Đông Đạo (Hải Dương, Quảng Yên), Nam Đạo (Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên) đều hưởng ứng. Năm 725, Mai Kỳ Sơn lên ngôi hoàng đế. Người đời bấy giờ gọi ông là Bạch Đầu đế tức là ông vua đầu bạc (vì Kỳ Sơn có mái tóc bạc). Đánh mãi Mai Kỳ Sơn không được, quân Đường phải dùng kế gian giả là "giao kết, hòa hợp", rồi sau đó thừa cơ đánh úp.

Do thiếu cảnh giác nên vị hoàng đế Đầu Bạc phải vất vả mới chỉnh đốn được đội ngũ để chiến đấu. Sau nhiều trận đánh ác liệt, vua Đầu Bạc không may bị tên của quân Đường bắn trúng nên đã hi sinh tại trận. Mai Thị Cầu biết tin Bạc Đầu Đế tử trận, bèn tự vẫn ngay trên đầu cầu để bảo toàn khí tiết.

Ngày nay đền chính thờ vua và chị gái ở xã Quốc Tuấn, huyện An Hải (Hải Phòng), nơi đây còn có lăng mộ của Bạch Đầu Đế, hàng năm nhân dân vẫn tổ chức lễ giỗ Ngài vào ngày mùng 7 tháng 12 âm lịch.
https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/8/20/bach-dau-de-05-1724166121318317590016.png
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top