Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định.
Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.
Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An.
Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập do tách phần đất của các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương.
Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới.
Quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Long An gắn liền với bước chân khai phá vùng đất mới của những người đi trước. Long An hôm nay đã trở thành một trong những "vựa" lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long.
Long An hiện là địa phương đứng thứ tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lúa, với gần 3 triệu tấn/năm. Hiện toàn tỉnh có hơn 50.300ha lúa ứng dụng công nghệ cao (kế hoạch là 60.000ha); trong đó, có hơn 11.500ha ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh tích cực hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; khuyến khích nông dân và doanh nghiệp nắm bắt, tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ mới, nhất là công nghệ 4.0 để ứng dụng vào sản xuất.
Được biết, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm).
Đối với cây lúa, từ năm 2016 đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung xây dựng vùng lúa ứng dụng công nghệ cao 60.000ha tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười nhằm phát triển ngành hàng lúa gạo theo hướng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Long An từng bước phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt khoảng 8,3%; đặc biệt quí III đạt 10,82%, quí IV đạt 11,26%. Với tốc độ tăng trưởng năm 2024, Long An đứng thứ 3 trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh, tháng 2/1698, Hiển Tông Hiếu minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, chính thức xác lập đơn vị hành chính của Việt Nam tại vùng đất mới. Trên cơ sở các vùng đất do lưu dân Việt khai phá. Vùng đất Tây Ninh lúc này thuộc huyện Tân Bình.
Năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), phủ Tây Ninh chính thức được thành lập, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hoá trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam.
Năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định. Sau khi chiếm lấy 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ năm 1862, đến năm 1864, về mặt hành chính, Pháp chia miền Đông Nam kỳ làm 7 khu vực: Bà Rịa, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn - Chợ Lớn, Tân An - Gò Công và Tây Ninh.
Ngày 20/12/1899, chính quyền thực dân Pháp ban hành nghị định đổi các hạt, tiểu khu trong các khu hành chính ở Nam kỳ và tại các vùng thuộc sở hữu của Pháp ở Đông Dương thành tỉnh, bắt đầu từ ngày 01/01/1900. Theo nghị định này, tiểu khu Tây Ninh được đổi thành tỉnh Tây Ninh. Qua gần 40 năm dưới thời Pháp thuộc, sau nhiều lần thay đổi, từ ngày 01/01/1900, Tây Ninh trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tháng 5/1951, Trung ương Cục miền Nam chia toàn Nam bộ thành hai phân liên khu: Phân Liên khu miền Tây và Phân Liên khu miền Đông, đồng thời sáp nhập một số tỉnh. Tây Ninh cùng hai huyện Hóc Môn, Gò Vấp (tỉnh Gia Định) và hai huyện Đức Hoà Thành, Trung Huyện (tỉnh Chợ Lớn) sáp nhập thành tỉnh Gia Định Ninh.
Sau Hiệp định Genève, tháng 8/1954, tỉnh Tây Ninh được tái lập lại như trước. Cùng với đó, Thị xã Tây Ninh cũng được thành lập trên phần đất xã Thái Hiệp Thạnh. Huyện Toà Thánh, nay là huyện Hoà Thành cũng ra đời. Năm 1960, huyện Toà Thánh sáp nhập về huyện Dương Minh Châu, rồi tái lập sau vài tháng.
Sau chiến thắng Tua Hai 1960, tỉnh căn cứ C.1000 được thành lập gồm các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên ngày nay.
Sau vài tháng, tỉnh C.1000 giải thể. Năm 1961, thành lập huyện Bến Cầu. Đồng thời, tách một phần đất huyện Trảng Bàng để thành lập huyện Gò Dầu. Tháng 10/1967, chuẩn bị cho tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, huyện Trảng Bàng được nhập về Phân khu I (gồm Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Bến Cát, Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp). Năm 1972, huyện Trảng Bàng được trả lại về Tây Ninh.
Hiện nay, Tây Ninh đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư. Năm 2024, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước đạt 64.500 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 18,9% - 45% - 31,4%. GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 4.250 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 44.310 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt 36% GRDP.
Kim ngạch xuất khẩu của Tây Ninh năm 2024 đạt 6,65 tỷ USD, vượt 2% so với kế hoạch. Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng như: chất dẻo (plastic) nguyên liệu, hàng dệt may, vải các loại, phương tiện vận tải và phụ tùng… riêng nhóm xơ, sợi dệt các loại giảm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 5,69 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ.
Năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng phục hồi tốt, tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, tạo động lực mới, thúc đẩy tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định, diện tích cây trồng xuống giống tăng so với cùng kỳ; các kế hoạch sản xuất mùa vụ, kế hoạch khuyến nông, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xây dựng và ban hành kịp thời.
Các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh Tây Ninh quan tâm thực hiện, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mang lại giá trị cao cho ngành. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 259.948 ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Diện tích chuyển đổi ước đạt 1.500 ha, bằng 93% so với cùng kỳ.
Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.
Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An.
Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập do tách phần đất của các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương.
Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới.

Quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Long An gắn liền với bước chân khai phá vùng đất mới của những người đi trước. Long An hôm nay đã trở thành một trong những "vựa" lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long.
Long An hiện là địa phương đứng thứ tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lúa, với gần 3 triệu tấn/năm. Hiện toàn tỉnh có hơn 50.300ha lúa ứng dụng công nghệ cao (kế hoạch là 60.000ha); trong đó, có hơn 11.500ha ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh tích cực hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; khuyến khích nông dân và doanh nghiệp nắm bắt, tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ mới, nhất là công nghệ 4.0 để ứng dụng vào sản xuất.
Được biết, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm).
Đối với cây lúa, từ năm 2016 đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung xây dựng vùng lúa ứng dụng công nghệ cao 60.000ha tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười nhằm phát triển ngành hàng lúa gạo theo hướng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Long An từng bước phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt khoảng 8,3%; đặc biệt quí III đạt 10,82%, quí IV đạt 11,26%. Với tốc độ tăng trưởng năm 2024, Long An đứng thứ 3 trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh, tháng 2/1698, Hiển Tông Hiếu minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, chính thức xác lập đơn vị hành chính của Việt Nam tại vùng đất mới. Trên cơ sở các vùng đất do lưu dân Việt khai phá. Vùng đất Tây Ninh lúc này thuộc huyện Tân Bình.
Năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), phủ Tây Ninh chính thức được thành lập, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hoá trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam.
Năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định. Sau khi chiếm lấy 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ năm 1862, đến năm 1864, về mặt hành chính, Pháp chia miền Đông Nam kỳ làm 7 khu vực: Bà Rịa, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn - Chợ Lớn, Tân An - Gò Công và Tây Ninh.
Ngày 20/12/1899, chính quyền thực dân Pháp ban hành nghị định đổi các hạt, tiểu khu trong các khu hành chính ở Nam kỳ và tại các vùng thuộc sở hữu của Pháp ở Đông Dương thành tỉnh, bắt đầu từ ngày 01/01/1900. Theo nghị định này, tiểu khu Tây Ninh được đổi thành tỉnh Tây Ninh. Qua gần 40 năm dưới thời Pháp thuộc, sau nhiều lần thay đổi, từ ngày 01/01/1900, Tây Ninh trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Tháng 5/1951, Trung ương Cục miền Nam chia toàn Nam bộ thành hai phân liên khu: Phân Liên khu miền Tây và Phân Liên khu miền Đông, đồng thời sáp nhập một số tỉnh. Tây Ninh cùng hai huyện Hóc Môn, Gò Vấp (tỉnh Gia Định) và hai huyện Đức Hoà Thành, Trung Huyện (tỉnh Chợ Lớn) sáp nhập thành tỉnh Gia Định Ninh.
Sau Hiệp định Genève, tháng 8/1954, tỉnh Tây Ninh được tái lập lại như trước. Cùng với đó, Thị xã Tây Ninh cũng được thành lập trên phần đất xã Thái Hiệp Thạnh. Huyện Toà Thánh, nay là huyện Hoà Thành cũng ra đời. Năm 1960, huyện Toà Thánh sáp nhập về huyện Dương Minh Châu, rồi tái lập sau vài tháng.
Sau chiến thắng Tua Hai 1960, tỉnh căn cứ C.1000 được thành lập gồm các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên ngày nay.
Sau vài tháng, tỉnh C.1000 giải thể. Năm 1961, thành lập huyện Bến Cầu. Đồng thời, tách một phần đất huyện Trảng Bàng để thành lập huyện Gò Dầu. Tháng 10/1967, chuẩn bị cho tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, huyện Trảng Bàng được nhập về Phân khu I (gồm Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Bến Cát, Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp). Năm 1972, huyện Trảng Bàng được trả lại về Tây Ninh.

Hiện nay, Tây Ninh đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư. Năm 2024, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước đạt 64.500 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 18,9% - 45% - 31,4%. GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 4.250 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 44.310 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt 36% GRDP.
Kim ngạch xuất khẩu của Tây Ninh năm 2024 đạt 6,65 tỷ USD, vượt 2% so với kế hoạch. Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng như: chất dẻo (plastic) nguyên liệu, hàng dệt may, vải các loại, phương tiện vận tải và phụ tùng… riêng nhóm xơ, sợi dệt các loại giảm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 5,69 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ.
Năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng phục hồi tốt, tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, tạo động lực mới, thúc đẩy tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định, diện tích cây trồng xuống giống tăng so với cùng kỳ; các kế hoạch sản xuất mùa vụ, kế hoạch khuyến nông, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xây dựng và ban hành kịp thời.
Các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh Tây Ninh quan tâm thực hiện, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mang lại giá trị cao cho ngành. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 259.948 ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Diện tích chuyển đổi ước đạt 1.500 ha, bằng 93% so với cùng kỳ.