Trung Quốc đang đào cả một mỏ vàng dữ liệu – và kiểm soát nó như một đế chế

Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Phản hồi: 0

Nguyễn Hoàng

Intern Writer
Trung Quốc đang làm gì với dữ liệu khiến cả thế giới phải dè chừng?

Nếu có nơi nào đang xây dựng một "đế chế dữ liệu" toàn diện và quyết liệt nhất, thì đó chính là Trung Quốc. Với hơn 1,1 tỷ người dùng internet, hàng tỷ camera nhận diện khuôn mặt và các công nghệ mới như xe tự lái hay drone, lượng dữ liệu mà quốc gia này tạo ra khổng lồ đến mức không ai địch nổi. Nhưng điều đáng nói không chỉ là con số. Điều khác biệt là cách Trung Quốc xem và vận hành dữ liệu, như một yếu tố sản xuất chủ lực bên cạnh đất đai, lao động và vốn.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng gọi dữ liệu là nguồn lực “có tác động cách mạng” đối với năng lực cạnh tranh toàn cầu. Và Trung Quốc không chỉ nói, mà làm thật. Họ đặt dữ liệu vào trung tâm của cả chiến lược phát triển kinh tế lẫn an ninh quốc gia.

Định giá dữ liệu như tài sản và điều hành như nhà nước​

Từ năm 2021, Trung Quốc ban hành các luật bảo vệ dữ liệu theo mô hình châu Âu. Nhưng sau đó, nước này dần đi theo một con đường khác biệt hơn. Chính quyền các cấp bị yêu cầu tập hợp và chia sẻ toàn bộ dữ liệu họ đang nắm giữ. Các doanh nghiệp nhà nước thì phải rà soát kho dữ liệu của mình, định giá chúng như tài sản để đưa vào bảng cân đối kế toán, thậm chí mua bán trên sàn giao dịch dữ liệu do nhà nước quản lý.

Ngày 3/6 vừa rồi, Trung Quốc ra tiếp quy định buộc mọi cấp chính quyền phải chia sẻ dữ liệu với nhau, một động thái cho thấy dữ liệu sẽ không còn là tài sản phân tán, mà sẽ trở thành “tài nguyên quốc gia”.
1751617075854.png
Tiếp theo, vào ngày 15/7 tới, Trung Quốc dự kiến triển khai hệ thống ID kỹ thuật số, cho phép chính quyền trung ương kiểm soát hoạt động trực tuyến một cách tập trung hơn bao giờ hết. Người dùng sẽ được gắn với một mã số duy nhất, khiến các công ty công nghệ khó theo dõi được danh tính thật, nhưng ngược lại, chính quyền thì lại có thể quan sát toàn bộ. Nói cách khác, nó có thể trở thành một dạng “nhà tù dữ liệu” toàn cảnh.

Sức mạnh và rủi ro của một đại dương dữ liệu quốc gia​

Trung Quốc đang tiến tới hình thành một “đại dương dữ liệu” tích hợp, không chỉ từ người dùng cá nhân mà còn từ các hoạt động công nghiệp và chính phủ. Lợi ích là không nhỏ: quy mô dữ liệu lớn giúp huấn luyện các mô hình AI hiệu quả hơn, giảm rào cản cho các startup mới gia nhập thị trường.

Nhưng rủi ro cũng rất rõ ràng. Trung Quốc không phải là hình mẫu trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: ví dụ như vụ rò rỉ 1 tỷ bản ghi dữ liệu từ cảnh sát Thượng Hải vào tay tin tặc. Khi quyền kiểm soát dữ liệu bị chuyển từ tư nhân sang nhà nước, động lực đổi mới có thể bị tổn hại. ID kỹ thuật số có thể thay thế hệ thống giám sát rườm rà hiện tại, nhưng lại tạo ra cỗ máy kiểm soát tập trung quy mô chưa từng có.

Bài học cho phần còn lại của thế giới​

Trong khi Trung Quốc thử nghiệm hệ thống dữ liệu siêu tập trung, các quốc gia dân chủ đang loay hoay giữa yêu cầu hiệu quả và bảo vệ quyền riêng tư. Mỹ từng cân nhắc giao việc quản lý dữ liệu cho công ty tư nhân Palantir. Châu Âu thì đang cần điều chỉnh lại bộ luật GDPR. Ấn Độ với hệ thống ID Aadhaar ưu tiên quyền riêng tư nhưng lại ảnh hưởng tới khả năng phát triển kinh tế.

Với các nền dân chủ, bài toán dữ liệu không đơn giản: vừa cần quy mô, vừa phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Trung Quốc thì khác. Họ không quan tâm nhiều đến các giới hạn như quyền sở hữu hay tự do dân sự. Họ chỉ quan tâm đến việc tạo ra một hệ thống dữ liệu hiệu quả và có thể khai thác tối đa giá trị kinh tế, công nghệ và kiểm soát xã hội từ đó.

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc luôn là "người theo sau nhanh chóng" của phương Tây. Nhưng nếu nước này thành công trong việc biến dữ liệu thành tài sản có thể định giá, quản lý tập trung và khai thác có hệ thống, thì lần này, họ có thể là kẻ dẫn đầu. Và khi đó, thế giới không chỉ đối mặt với một mô hình kinh tế mới, mà còn với một hệ giá trị chính trị khác biệt. (Economist)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL3RydW5nLXF1b2MtZGFuZy1kYW8tY2EtbW90LW1vLXZhbmctZHUtbGlldS12YS1raWVtLXNvYXQtbm8tbmh1LW1vdC1kZS1jaGUuNjQyODkv
Top