Trung Quốc “điên cuồng” nhập khẩu thiết bị bán dẫn nước ngoài, hàng Mỹ hay Nhật nhiều hơn?

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Theo phân tích của Nikkei về dữ liệu hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đối với thiết bị chế tạo chip đã tăng vọt. Chỉ trong 3 tháng vừa qua, nước này đã nhập số lô hàng trị giá 8,7 tỷ USD, tăng 90% so với 1 năm trước. Nhiều nhất là máy khắc chip tăng gấp 4 lần, trong đó Hà Lan là đối tác nhập khẩu nhiều nhất, tăng gấp 6 lần.
Masahiko Ishino, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cho biết: “Các nhà sản xuất Trung Quốc nhận thấy nguy cơ bị mất khả năng tiếp cận thiết bị bán dẫn tiên tiến, đã vội vàng đặt hàng bất kể nhu cầu thực tế như thế nào”.

Trung Quốc “điên cuồng” nhập khẩu thiết bị bán dẫn nước ngoài, hàng Mỹ hay Nhật nhiều hơn?
Họ đã học được 1 bài học lớn từ Huawei và ZTE. Công ty Trung Quốc vừa tung ra Mate 60 Pro sử dụng chip 7nm nội địa, được cho là SMIC sản xuất. Do vậy, tất cả đều ý thức được tầm quan trọng của việc phải ra tay trước khi Mỹ gây khó dễ.
Hãng Hà Lan ASML chứng kiến tỉ trọng đóng góp doanh thu của Trung Quốc tăng lên 46%. Theo đại diện hãng, họ chỉ bán các máy phù hợp với quy định kiểm soát xuất khẩu dành cho những tiến trình đã trưởng thành. Hiện tại thì Mỹ mới chỉ cấm loại máy khắc chip EUV còn i-Line hay DUV thì vẫn mua bán tự do.

Trung Quốc “điên cuồng” nhập khẩu thiết bị bán dẫn nước ngoài, hàng Mỹ hay Nhật nhiều hơn?
Trung Quốc mua thiết bị Hà Lan và Nhật Bản nhiều nhất
Nhập khẩu thiết bị từ Nhật cũng tăng 40% ở quý gần nhất. Mua nhiều nhất là các trang bị cần cho quá trình khắc chip ví dụ từ Tokyo Electron, hãng sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất nước Nhật. Trong khi đó, nhập khẩu từ Mỹ chỉ tăng khoảng 20%.
Xét cơ cấu nhập khẩu theo quốc gia, Trung Quốc mua của Hà Lan nhiều nhất với 30%, Nhật Bản đứng thứ 2 với 25%, Mỹ thứ 3 chỉ chiếm 9%. Mỹ chính là quốc gia đầu tiên áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, do đó tỉ lệ sụt giảm là dễ hiểu. Trong khi Nhật Bản và Hà Lan hoán đổi vị trí cho nhau, phản ánh nhu cầu đối với máy khắc chip ASML tăng vọt.

Trung Quốc “điên cuồng” nhập khẩu thiết bị bán dẫn nước ngoài, hàng Mỹ hay Nhật nhiều hơn?
Trung Quốc mua nhiều máy khắc chip ASML trong quý vừa qua
Theo tập đoàn thương mại SEMI, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chất bán dẫn, chiếm 29% doanh số toàn cầu. Với việc mua sắm “điên cuồng” thiết bị nước ngoài, Trung Quốc sẽ ngày càng trở thành thị trường nhộn nhịp hơn bao giờ hết, bất chấp Mỹ cố gắng cách ly nước này ra khỏi dòng chảy bán dẫn.

>>> Mỹ chắc chắn không vui: ASML lắp đặt gần 1.400 máy khắc chip cho Trung Quốc, nhân sự R&D tăng lên 1.600 người, cam kết phục vụ lâu dài cho ngành bán dẫn nước này.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top