From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Trung Quốc vừa chính thức đưa vào hoạt động cỗ máy siêu trọng lực tiên tiến nhất hành tinh, có khả năng tạo ra lực mạnh gấp hàng nghìn lần trọng lực Trái Đất. Theo MSN đưa tin ngày 17/11, khi đi vào hoạt động hoàn toàn, Cơ sở Thí nghiệm Liên ngành và Siêu Trọng lực Ly tâm (CHIEF) sẽ cung cấp cho giới khoa học máy ly tâm siêu trọng lực mạnh nhất thế giới. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các hiện tượng tự nhiên như quá trình hình thành núi hay thảm họa vỡ đập. Chính quyền Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, thông báo việc hoàn thành bước đầu của CHIEF là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu siêu trọng lực. Giai đoạn bàn giao đầu tiên dự kiến diễn ra trong năm nay.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã phê duyệt dự án vào năm 2018 và việc xây dựng bắt đầu từ năm 2020, dưới sự giám sát của nhóm các nhà khoa học từ Đại học Chiết Giang. CHIEF gồm ba máy ly tâm siêu trọng lực, quay khoang chứa với tốc độ cực cao, đẩy chất lỏng và chất rắn nặng hơn ra mép ngoài hoặc đáy. Máy ly tâm đầu tiên có hình dạng giống hai cánh tay khổng lồ giữ hai giỏ chứa module thí nghiệm. Hai máy ly tâm còn lại đang được lắp đặt.
Trọng lực Trái đất được biểu thị là 1g và bất kỳ giá trị nào lớn hơn 1g được gọi là siêu trọng lực. "Khi phi hành gia quay trở lại Trái đất trong khoang tàu vũ trụ, người đó sẽ trải qua siêu trọng lực 4 g, gấp tương đương 4 lần trọng lượng cơ thể họ." Máy ly tâm siêu trọng lực là công cụ nghiên cứu mang tính cách mạng nhờ khả năng tạo ra điều kiện vật lý khắc nghiệt không tồn tại trong môi trường thông thường.
Giáo sư Chen Yunmin của Đại học Chiết Giang, người đã đề xuất và mô tả chi tiết thiết kế của CHIEF vào năm 2019, cho biết cơ sở này có thể "nén" thời gian và không gian, cho phép nghiên cứu nhiều vấn đề vật lý phức tạp và phục vụ nhiều mục đích kỹ thuật khác nhau. Ông Chen nói thêm: "Ví dụ, các nhà khoa học có thể quan sát sự lưu thông chất ô nhiễm kéo dài hàng chục nghìn năm trong tự nhiên".
Cơ sở siêu trọng lực hàng đầu thế giới hiện nay, do công binh lục quân Mỹ phát triển, có công suất khoảng 1.200 g-t (gia tốc trọng lực × tấn). Cỗ máy đang được xây dựng tại Hàng Châu có tổng công suất 1900 g-t. Dự án được thiết kế với 6 buồng thí nghiệm siêu trọng lực, mỗi buồng tập trung vào một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như kỹ thuật ở dốc và đập nước, địa kỹ thuật rung chấn, kỹ thuật biển sâu, môi trường, quá trình địa chất và xử lý vật liệu.
Ví dụ, kỹ thuật biển sâu, chẳng hạn như thám hiểm khoa học, có thể giúp việc khai thác băng cháy trở nên khả thi hơn. Băng cháy là nhiên liệu hóa thạch dạng rắn được tìm thấy dưới đáy biển và trong lớp băng vĩnh cửu, bao gồm nước và khí, thường là methane. Đây là nguồn dự trữ năng lượng dồi dào, phân bố rộng rãi và cung cấp nhiên liệu sạch, trở thành một trong những nguồn năng lượng thay thế tiềm năng nhất trong tương lai. Thí nghiệm siêu trọng lực có thể tái tạo quá trình khai thác và mô phỏng các phương pháp khai thác khác nhau dưới biển sâu, cho phép tối ưu hóa sản lượng và giảm thiểu rủi ro.
CHIEF là một trong 10 cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia được xây dựng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020, với kinh phí hơn 276,5 triệu USD.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã phê duyệt dự án vào năm 2018 và việc xây dựng bắt đầu từ năm 2020, dưới sự giám sát của nhóm các nhà khoa học từ Đại học Chiết Giang. CHIEF gồm ba máy ly tâm siêu trọng lực, quay khoang chứa với tốc độ cực cao, đẩy chất lỏng và chất rắn nặng hơn ra mép ngoài hoặc đáy. Máy ly tâm đầu tiên có hình dạng giống hai cánh tay khổng lồ giữ hai giỏ chứa module thí nghiệm. Hai máy ly tâm còn lại đang được lắp đặt.
Trọng lực Trái đất được biểu thị là 1g và bất kỳ giá trị nào lớn hơn 1g được gọi là siêu trọng lực. "Khi phi hành gia quay trở lại Trái đất trong khoang tàu vũ trụ, người đó sẽ trải qua siêu trọng lực 4 g, gấp tương đương 4 lần trọng lượng cơ thể họ." Máy ly tâm siêu trọng lực là công cụ nghiên cứu mang tính cách mạng nhờ khả năng tạo ra điều kiện vật lý khắc nghiệt không tồn tại trong môi trường thông thường.
Giáo sư Chen Yunmin của Đại học Chiết Giang, người đã đề xuất và mô tả chi tiết thiết kế của CHIEF vào năm 2019, cho biết cơ sở này có thể "nén" thời gian và không gian, cho phép nghiên cứu nhiều vấn đề vật lý phức tạp và phục vụ nhiều mục đích kỹ thuật khác nhau. Ông Chen nói thêm: "Ví dụ, các nhà khoa học có thể quan sát sự lưu thông chất ô nhiễm kéo dài hàng chục nghìn năm trong tự nhiên".
Cơ sở siêu trọng lực hàng đầu thế giới hiện nay, do công binh lục quân Mỹ phát triển, có công suất khoảng 1.200 g-t (gia tốc trọng lực × tấn). Cỗ máy đang được xây dựng tại Hàng Châu có tổng công suất 1900 g-t. Dự án được thiết kế với 6 buồng thí nghiệm siêu trọng lực, mỗi buồng tập trung vào một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như kỹ thuật ở dốc và đập nước, địa kỹ thuật rung chấn, kỹ thuật biển sâu, môi trường, quá trình địa chất và xử lý vật liệu.
Ví dụ, kỹ thuật biển sâu, chẳng hạn như thám hiểm khoa học, có thể giúp việc khai thác băng cháy trở nên khả thi hơn. Băng cháy là nhiên liệu hóa thạch dạng rắn được tìm thấy dưới đáy biển và trong lớp băng vĩnh cửu, bao gồm nước và khí, thường là methane. Đây là nguồn dự trữ năng lượng dồi dào, phân bố rộng rãi và cung cấp nhiên liệu sạch, trở thành một trong những nguồn năng lượng thay thế tiềm năng nhất trong tương lai. Thí nghiệm siêu trọng lực có thể tái tạo quá trình khai thác và mô phỏng các phương pháp khai thác khác nhau dưới biển sâu, cho phép tối ưu hóa sản lượng và giảm thiểu rủi ro.
CHIEF là một trong 10 cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia được xây dựng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020, với kinh phí hơn 276,5 triệu USD.