Trung Quốc muốn khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng, đây là kế hoạch

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất một ý tưởng táo bạo: xây dựng một máy phóng khổng lồ trên Mặt Trăng để vận chuyển tài nguyên khai thác về Trái Đất với chi phí thấp.

Thiết bị phóng này, đang được phát triển bởi Viện Kỹ thuật Vệ tinh Thượng Hải, hoạt động dựa trên nguyên lý tương tự như vận động viên ném búa. Nó sử dụng một cánh tay xoay tròn với tốc độ ngày càng tăng trước khi "ném" khoang chứa tài nguyên về phía Trái Đất. Lợi dụng môi trường chân không và trọng lực thấp của Mặt Trăng, hệ thống này có thể phóng hàng hóa hai lần một ngày với chi phí chỉ bằng 1/10 so với các phương pháp hiện tại.

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Hệ thống có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật. Do chỉ tiêu thụ điện năng và không cần nhiên liệu đẩy, nó có kích thước khá nhỏ gọn và có thể triển khai trực tiếp. Mục tiêu chính của dự án là khai thác và vận chuyển heli-3 về Trái Đất để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Dự án cũng thúc đẩy phát triển công nghệ khai thác vũ trụ, hệ thống phóng hạng nặng và trí tuệ nhân tạo".

1724125292667.png


Heli-3, một đồng vị của heli, là nguồn nhiên liệu sạch, an toàn và hiệu quả, có thể tạo ra năng lượng thông qua phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát. Chỉ với 20 tấn heli-3, chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu điện năng hàng năm của cả Trung Quốc. Trong khi Trái Đất chỉ có khoảng 0,5 tấn heli-3, thì trữ lượng trên Mặt Trăng ước tính lên đến 1 triệu tấn, đủ để cung cấp năng lượng cho thế giới trong hơn 1.000 năm.

Hệ thống phóng do các nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất sử dụng một cánh tay xoay dài 50 mét và động cơ siêu dẫn nhiệt độ cao để phóng khoang tàu chở tài nguyên. Sau 10 phút, cánh tay này sẽ đạt vận tốc 2,4 km/giây, bằng 1/6 vận tốc thoát của Trái Đất, đủ để đưa khoang tàu về đúng quỹ đạo.

Hệ thống sẽ hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời và năng lượng hạt nhân, với hơn 70% năng lượng được thu hồi sau mỗi lần phóng nhờ thiết kế cho phép chuyển đổi động năng thành điện năng trong quá trình giảm tốc. Mục tiêu là tính toán góc phóng chính xác với sai số chỉ 0,1 độ để giảm thiểu nhu cầu điều chỉnh quỹ đạo sau đó.

1724125313556.png


Hệ thống được thiết kế để hoạt động trong ít nhất 20 năm. Tuy nhiên, với trọng lượng lên tới 80 tấn, việc vận chuyển nó lên Mặt Trăng sẽ phải chờ đến khi tên lửa đẩy siêu nặng của Trung Quốc đi vào hoạt động. Nhóm nghiên cứu cho biết đây có thể là một phần trong dự án hợp tác Nga-Trung nhằm xây dựng trạm nghiên cứu ở cực nam Mặt Trăng vào năm 2035.

Tổng chi phí xây dựng hệ thống phóng ước tính khoảng 18,2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo đồng tác giả nghiên cứu Chu Yingzhi, việc khai thác từ 3-5 tấn heli-3 mỗi năm sẽ mang lại lợi nhuận gần 14 tỷ USD. Ông cho biết thách thức chính của dự án là lắp đặt hệ thống trên bề mặt gồ ghề của Mặt Trăng, đảm bảo cánh tay quay ổn định ở tốc độ cao và chịu được biến động nhiệt độ, bức xạ vũ trụ và bụi Mặt Trăng. Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu hoàn thành việc phát triển các bộ phận chính vào năm 2030, sau đó thử nghiệm trên Mặt Trăng và triển khai hệ thống hoàn chỉnh vào năm 2045.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top