Theo nguồn tin từ truyền thông địa phương, 1 người đàn ông tên Hong ở Hong Kong đã mua card đồ họa Nvidia cũ với giá khá cao, nhưng cuối cùng phát hiện ra mình đã bị lừa. Đây là 1 cảnh báo cho tất cả những ai săn lùng card đồ họa cũ với mức giá hời, không chừng cái bạn mua về lại không sử dụng được.
Cụ thể, ông Hong đã lên chợ trực tuyến Carousell để rinh về 1 chiếc RTX 4090 với giá 13.000 HKD (khoảng hơn 1.600 USD). Với mức giá cao như vậy, ông tin mình không bị lừa. Ảnh chụp cho thấy khi cắm card vào máy, đèn vẫn sáng và để chắc ăn, ông đã đích thân đến gặp người bán để lấy sản phẩm.
Tưởng như mọi chuyện đã xong, thế nhưng đến khi về nhà và cắm vào máy tính, người đàn ông mới tá hỏa. Mặc dù RTX 4090 cắm vào máy bình thường và vẫn lên đèn, nhưng chẳng có gì khác hoạt động. Quạt không hề chạy và cũng không xuất được hình ảnh. Lúc này, ông bắt đầu có cảm giác chẳng lành.
Hong quyết định mang card tới 1 cửa hàng máy tính để sửa chữa. Tuy nhiên, khi tháo ra kiểm tra nội thất, người thợ phát hiện bên trong RTX 4090 chẳng có GPU cũng như chip VRAM bị thiếu. Ông lập tức liên hệ lại với người bán nhưng điện thoại đã tò tí te, không còn cách nào để làm cho ra nhẽ.
Ngay cả khi đã liên hệ với cảnh sát, ông cũng thất vọng trở về vì lí do đây là giao dịch dân sự đã hoàn thành, 1 trong 2 bên đã mất liên lạc và rất khó tìm kiếm thông tin để tiến hành điều tra sâu hơn. Người đàn ông coi như mất trắng số tiền hơn 1.600 USD.
Theo nhiều suy đoán, RTX 4090 này có thể là sản phẩm bị thu hồi thuộc 1 trong những cơ sở ở Trung Quốc, bởi card đồ họa này đã bị cấm do Mỹ lo ngại đe dọa an ninh quốc gia. Để đối phó, nhiều hãng đã tháo chip trong card Nvidia ra để tái chế vào sản phẩm khác, hòng bán cho doanh nghiệp Trung Quốc đang rất cần cho việc đào tạo mô hình AI.
Họ không thể bán trực tiếp card đồ họa Nvidia cho khách hàng Trung Quốc, nên tái chế con chip bên trong để lách luật. Phần còn lại của card đồ họa bị bán ra dưới dạng hàng cũ và những người như ông Hong đã bị lừa. Tuy nhiên, trò lừa này thực ra cũng không mới, đã có trường hợp mua card đồ họa cũ trên Amazon nhưng khi tháo ra, bên trong toàn bột.
>>> Nvidia có thể bán GeForce RTX 4090D ở Việt Nam?
Cụ thể, ông Hong đã lên chợ trực tuyến Carousell để rinh về 1 chiếc RTX 4090 với giá 13.000 HKD (khoảng hơn 1.600 USD). Với mức giá cao như vậy, ông tin mình không bị lừa. Ảnh chụp cho thấy khi cắm card vào máy, đèn vẫn sáng và để chắc ăn, ông đã đích thân đến gặp người bán để lấy sản phẩm.
Tưởng như mọi chuyện đã xong, thế nhưng đến khi về nhà và cắm vào máy tính, người đàn ông mới tá hỏa. Mặc dù RTX 4090 cắm vào máy bình thường và vẫn lên đèn, nhưng chẳng có gì khác hoạt động. Quạt không hề chạy và cũng không xuất được hình ảnh. Lúc này, ông bắt đầu có cảm giác chẳng lành.
Ngay cả khi đã liên hệ với cảnh sát, ông cũng thất vọng trở về vì lí do đây là giao dịch dân sự đã hoàn thành, 1 trong 2 bên đã mất liên lạc và rất khó tìm kiếm thông tin để tiến hành điều tra sâu hơn. Người đàn ông coi như mất trắng số tiền hơn 1.600 USD.
Theo nhiều suy đoán, RTX 4090 này có thể là sản phẩm bị thu hồi thuộc 1 trong những cơ sở ở Trung Quốc, bởi card đồ họa này đã bị cấm do Mỹ lo ngại đe dọa an ninh quốc gia. Để đối phó, nhiều hãng đã tháo chip trong card Nvidia ra để tái chế vào sản phẩm khác, hòng bán cho doanh nghiệp Trung Quốc đang rất cần cho việc đào tạo mô hình AI.
Họ không thể bán trực tiếp card đồ họa Nvidia cho khách hàng Trung Quốc, nên tái chế con chip bên trong để lách luật. Phần còn lại của card đồ họa bị bán ra dưới dạng hàng cũ và những người như ông Hong đã bị lừa. Tuy nhiên, trò lừa này thực ra cũng không mới, đã có trường hợp mua card đồ họa cũ trên Amazon nhưng khi tháo ra, bên trong toàn bột.
>>> Nvidia có thể bán GeForce RTX 4090D ở Việt Nam?