Trung Quốc: Tin giả về nguồn gốc COVID-19 tràn lan, quan chức nhắm mắt làm ngơ

Những thông tin sai lệch về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 đang lan truyền mạnh mẽ trong không gian mạng của Trung Quốc, nơi vốn nổi tiếng với chế độ kiểm duyệt gắt gao. Thực trạng này được cho là có sự tiếp tay “ngầm” từ phía chính phủ Trung Quốc, nhằm mục đích làm giảm tác động của một báo cáo sắp tới của Mỹ.
Trung Quốc: Tin giả về nguồn gốc COVID-19 tràn lan, quan chức nhắm mắt làm ngơ
Thông tin sai lệch về nguồn gốc của COVID-19 đang tràn lan ở Trung Quốc
Một thuyết âm mưu gần đây đã nhận được rất nhiều sự chú ý, cho rằng căn bệnh này bắt nguồn từ Ý.
Một bài báo mạng với tiêu đề gây sốc “ Ý là nơi khởi nguồn của chủng virus corona mới, thủ tướng tiết lộ ngày hôm nay," đã được lan truyền rộng rãi vào tháng Sáu vừa qua. Theo bài báo, Thủ tướng Ý Mario Draghi thừa nhận rằng virus đã lây lan ở đất nước ông vào mùa hè năm 2019 - vài tháng trước khi các trường hợp COVID-19 đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Bài báo cũng đưa vào một loạt các tài liệu hoàn toàn sai lệch so với tài liệu mà những hãng tin uy tín đã đưa ra trước đó.
Thông tin này xuất hiện khi cộng đồng tình báo Mỹ sắp kết thúc cuộc đánh giá kéo dài 90 ngày, bắt đầu vào cuối tháng 5 theo chỉ đạo của Tổng thống Joe Biden.
Theo trang Nikkei Asia, từ đầu tháng 8, một phóng viên đã nhận được một video clip từ một nguồn tin từng làm việc cho một tổ chức trực thuộc chính phủ Trung Quốc. Clip được ghi lại từ một camera giám sát có chủ đích tại một chuyến tàu điện ngầm ở Vũ Hán cho thấy một người phương Tây dường như đang tháo khẩu trang và xoa nước bọt lên tay vịn. Clip sau đó được phát tán kèm theo dòng phụ đề "Người Mỹ phát tán virus trong Thế vận hội quân sự". Theo đó, Thế vận hội quân sự là sự kiện thể thao đã diễn ra vào mùa thu năm 2019 ở Vũ Hán. Nhưng địa điểm và thời gian nói trên vẫn chưa được xác nhận và không có căn cứ để liên hệ vụ việc với Mỹ.
Tuy nhiên, video đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích người Mỹ trên mạng xã hội, những dòng bình luận như "người Mỹ thật đáng sợ" xuất hiện tràn lan.
Thực tế, với chế độ kiểm duyệt gắt gao của Trung Quốc, những nội dung trực tuyến gây bất tiện cho chính phủ sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Những thông tin thiếu tính xác thực cũng sẽ không thể mở hoặc chia sẻ. Tuy nhiên, những tin tức giả như trên vẫn dễ dàng được tìm thấy.
Nguồn gốc của virus SARS CoV-2 là một chủ đề cực kỳ nhạy cảm đối với giới lãnh đạo Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Các quan chức nước này lo ngại rằng báo cáo tình báo của Mỹ sẽ được sử dụng làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm. Sự làm ngơ từ phía Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng bị chỉ trích nặng nề.
Chính phủ Trung Quốc được cho là có liên quan trực tiếp đến việc phát tán ít nhất một mẩu tin giả.
Bắt đầu từ cuối tháng 7, các tờ báo chính thống của Trung Quốc như tờ Nhân dân Nhật báo đã trích dẫn một bài đăng trên Facebook của một người dùng tự xưng là nhà sinh vật học người Thụy Sĩ tên là Wilson Edwards. Người này cho biết Mỹ đang cố gắng vô hiệu hóa các kết luận của một nghiên cứu trước đó, do Tổ chức Y tế Thế giới và Trung Quốc cùng thực hiện, cho rằng một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là cực kỳ khó xảy ra.
Trung Quốc: Tin giả về nguồn gốc COVID-19 tràn lan, quan chức nhắm mắt làm ngơ
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Osaka đã ám chỉ rằng một phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ nên được điều tra vì làm rò rỉ virus SARS-CoV-2 trên Twitter
Vào ngày 10/8 vừa qua, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Bắc Kinh cho biết không có nhà sinh vật học Thụy Sĩ tên "Wilson Edwards" nào tồn tại và kêu gọi các phương tiện truyền thông và người dùng internet Trung Quốc ngừng phổ biến câu chuyện sai sự thật trên.
Có bằng chứng cho thấy các quan chức Trung Quốc đang chuyển hướng câu chuyện theo ý của họ. Vào ngày 6/8, tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Osaka đã tweet từ tài khoản chính thức của mình một bài đăng với ngụ ý rằng: Fort Detrick, một phòng thí nghiệm quân sự ở bang Maryland của Mỹ, nên được điều tra về một vụ rò rỉ có thể xảy ra.
Cụ thể, người này viết rằng: "Lẽ nào mọi thứ vẫn ổn thỏa với Fort Detrick sau hàng núi cáo buộc? Bạn có chắc là virus corona không thực sự đến từ đó không?
Tiếp đó vào ngày 13/8, Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triêu Húc đã cố gắng chuyển những nghi ngờ về nguồn gốc của COVID-19 trở lại Mỹ trong một cuộc họp ngắn với các phái viên ngoại giao.
Ông Mã phát biểu trong thông báo của Bộ Ngoại Giao: "Gần đây, 25 triệu người Trung Quốc đã ký một lá thư chung yêu cầu một cuộc điều tra đối với Fort Detrick, phản ánh đầy đủ mối quan tâm hợp lý và yêu cầu chính đáng của người dân".
Trung Quốc dường như đang sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng cường nỗ lực gây chấn động dư luận quốc tế.
Trang BBC đưa tin vào đầu tháng này, trích dẫn một nghiên cứu của Trung tâm Phục hồi Thông tin có trụ sở tại Anh: "Một mạng lưới rộng lớn với hơn 350 tài khoản mạng xã hội giả mạo đang thúc đẩy các bài báo ủng hộ Trung Quốc và cố gắng làm mất uy tín của những người được coi là đối thủ của chính phủ Trung Quốc" . BBC cũng cho biết thêm, nhiều tài khoản giả sử dụng ảnh do trí tuệ nhân tạo tạo ra.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top