Theo Counterpoint Research, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC hiện là nhà sản xuất chip lớn thứ ba thế giới về doanh thu trong quý đầu tiên của năm 2024.
SMIC (Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế) do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn chiếm 6% thị phần sản xuất chip toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2024, tăng từ mức 5% của năm ngoái, theo số liệu mới công bố của Counterpoint Research. Với mức thị phần này, SMIC đã vượt qua GlobalFoundries và United Microelectronics Corporation của Đài Loan.
Hiện tại, SMIC chỉ xếp sau TSMC của Đài Loan và Samsung Foundry của Hàn Quốc, hai hãng lần lượt nắm giữ 62% và 13% thị phần sản xuất chip toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2024.
“Kết quả hàng quý của SMIC vượt qua kỳ vọng của thị trường và công ty lần đầu tiên đảm bảo vị trí số 3 về thị phần doanh thu từ ngành đúc chip trong quý 1 năm 2024, khi nhu cầu bắt đầu phục hồi ở Trung Quốc, bao gồm các ứng dụng CIS, PMIC, IoT và DDIC,” Counterpoint Research tiết lộ trong báo cáo vừa công bố hôm 23/5.
Chip do SMIC sản xuất được tìm thấy trong ô tô, điện thoại thông minh, máy tính, công nghệ IoT và nhiều thiết bị khác.
SMIC báo cáo doanh thu quý đầu tiên trong năm 2014 là 1,75 tỷ USD, tăng 19,7% so với một năm trước đó do khách hàng tích trữ chip. Hơn 80% doanh thu trong quý đến từ khách hàng ở Trung Quốc, công ty cho biết trong báo cáo doanh thu.
Trong quý 2, SMIC dự kiến doanh thu sẽ tăng từ 5% đến 7% so với quý 1 nhờ nhu cầu mạnh mẽ.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghệ Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng bán dẫn của thế giới vì đây là thị trường lắp ráp thiết bị tiêu dùng lớn nhất.
SMIC được coi là rất quan trọng đối với hy vọng của Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài trong ngành bán dẫn trong nước khi Mỹ tiếp tục kiềm chế sức mạnh công nghệ của nước này. Để thúc đẩy sản xuất trong nước, Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ nhân dân tệ trợ cấp vào các công ty sản xuất chip của mình.
SMIC đã trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2020, khi các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải xin giấy phép trước khi có thể bán cho SMIC, hạn chế khả năng tiếp thu một số công nghệ nhất định của Mỹ.
SMIC cũng không thể có được máy in thạch bản cực tím sâu (EUV), thiết bị chỉ có công ty ASML của Hà Lan mới có khả năng chế tạo. Nếu không có máy EUV, SMIC không thể sản xuất chất bán dẫn công nghệ cao trên quy mô lớn với chi phí thấp hơn.
Năm ngoái, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bị Trung Quốc giáng một đòn mạnh. Cụ thể, chiếc điện thoại thông minh Mate 60 Pro của Huawei ra mắt chạy trên con chip 7 nanomet do SMIC sản xuất. Điện thoại thông minh này dường như cũng hỗ trợ kết nối 5G bất chấp nỗ lực của Mỹ nhằm loại Huawei khỏi các công nghệ quan trọng bao gồm chip 5G.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, SMIC vẫn tụt hậu so với TSMC và Samsung Electronics.
TSMC và Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 7 nanomet vào năm 2018 và hiện đang sản xuất chip 3 nanomet, kích thước nanomet càng nhỏ thì chip càng tiên tiến và hiệu quả.
SMIC (Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế) do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn chiếm 6% thị phần sản xuất chip toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2024, tăng từ mức 5% của năm ngoái, theo số liệu mới công bố của Counterpoint Research. Với mức thị phần này, SMIC đã vượt qua GlobalFoundries và United Microelectronics Corporation của Đài Loan.
Hiện tại, SMIC chỉ xếp sau TSMC của Đài Loan và Samsung Foundry của Hàn Quốc, hai hãng lần lượt nắm giữ 62% và 13% thị phần sản xuất chip toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2024.
“Kết quả hàng quý của SMIC vượt qua kỳ vọng của thị trường và công ty lần đầu tiên đảm bảo vị trí số 3 về thị phần doanh thu từ ngành đúc chip trong quý 1 năm 2024, khi nhu cầu bắt đầu phục hồi ở Trung Quốc, bao gồm các ứng dụng CIS, PMIC, IoT và DDIC,” Counterpoint Research tiết lộ trong báo cáo vừa công bố hôm 23/5.
Chip do SMIC sản xuất được tìm thấy trong ô tô, điện thoại thông minh, máy tính, công nghệ IoT và nhiều thiết bị khác.
SMIC báo cáo doanh thu quý đầu tiên trong năm 2014 là 1,75 tỷ USD, tăng 19,7% so với một năm trước đó do khách hàng tích trữ chip. Hơn 80% doanh thu trong quý đến từ khách hàng ở Trung Quốc, công ty cho biết trong báo cáo doanh thu.
Trong quý 2, SMIC dự kiến doanh thu sẽ tăng từ 5% đến 7% so với quý 1 nhờ nhu cầu mạnh mẽ.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghệ Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng bán dẫn của thế giới vì đây là thị trường lắp ráp thiết bị tiêu dùng lớn nhất.
SMIC được coi là rất quan trọng đối với hy vọng của Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài trong ngành bán dẫn trong nước khi Mỹ tiếp tục kiềm chế sức mạnh công nghệ của nước này. Để thúc đẩy sản xuất trong nước, Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ nhân dân tệ trợ cấp vào các công ty sản xuất chip của mình.
SMIC đã trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2020, khi các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải xin giấy phép trước khi có thể bán cho SMIC, hạn chế khả năng tiếp thu một số công nghệ nhất định của Mỹ.
SMIC cũng không thể có được máy in thạch bản cực tím sâu (EUV), thiết bị chỉ có công ty ASML của Hà Lan mới có khả năng chế tạo. Nếu không có máy EUV, SMIC không thể sản xuất chất bán dẫn công nghệ cao trên quy mô lớn với chi phí thấp hơn.
Năm ngoái, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bị Trung Quốc giáng một đòn mạnh. Cụ thể, chiếc điện thoại thông minh Mate 60 Pro của Huawei ra mắt chạy trên con chip 7 nanomet do SMIC sản xuất. Điện thoại thông minh này dường như cũng hỗ trợ kết nối 5G bất chấp nỗ lực của Mỹ nhằm loại Huawei khỏi các công nghệ quan trọng bao gồm chip 5G.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, SMIC vẫn tụt hậu so với TSMC và Samsung Electronics.
TSMC và Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 7 nanomet vào năm 2018 và hiện đang sản xuất chip 3 nanomet, kích thước nanomet càng nhỏ thì chip càng tiên tiến và hiệu quả.