From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Từ đầu năm đến tháng 10, Trung Quốc hoàn thành 40 vụ phóng, thành công 38 lần, còn Mỹ thực hiện 39 vụ phóng và thành công 36 lần.
Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc thực hiện nhiều vụ phóng lên không gian hơn bất cứ năm nào trước đó và cũng đang dẫn trước Mỹ với khoảng cách hẹp, SCMP hôm 2/11 đưa tin. Theo kế hoạch, nước này sẽ phóng tên lửa thêm ít nhất 7 lần trước khi năm 2021 kết thúc.
Tính đến cuối tháng 10, tổng cộng có 40 vụ phóng từ các bãi phóng tên lửa của Trung Quốc, bao gồm hai lần thất bại. Con số này nhiều hơn tổng số vụ phóng năm 2020, 39 vụ. Cũng trong 10 tháng này, Mỹ thực hiện 39 vụ phóng và thành công 36 lần.
Những nhiệm vụ không gian nổi bật của Trung Quốc năm nay bao gồm phóng module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung và hai tàu chở người lên trạm, mỗi chuyến chở ba phi hành gia. Tuần trước, Trung Quốc phóng vệ tinh thứ 31 trong hệ thống vệ tinh viễn thám thương mại lớn nhất nước này, gồm 138 vệ tinh Jilin. Đây là vệ tinh viễn thám quang học có khả năng cung cấp hình ảnh độ phân giải tốt và truyền dữ liệu tốc độ cao.
Tên lửa khởi hành tại vùng tây bắc Trung Quốc tuần trước, mang theo vệ tinh Jilin mới nhất (Ảnh: Xinhua)
Thế hệ tên lửa mới được thiết lập để trở thành những phương tiện vận chuyển chủ chốt gồm Trường Chinh 5B hạng nặng và Trường Chinh 7A hạng trung, cả hai đều thành công phóng lên năm nay sau những lần trì hoãn hoặc thất bại.
Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) lập kế hoạch cho 40 vụ phóng năm 2021 và đã hoàn thành 36 vụ phóng tính đến tháng 10. Expace, công ty con của Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc, đã phóng tên lửa hai lần và công ty tư nhân iSpace cũng vậy. Các công ty này dự định phóng thêm vào cuối năm nay.
Trung Quốc đầu tư mạnh vào chương trình không gian trong những năm gần đây và đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Trước năm 2007, nước này chưa từng thực hiện nhiều hơn 10 vụ phóng một năm. Nhưng 5 năm qua, Trung Quốc đã thực hiện tới 152 vụ phóng, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lần phóng tên lửa vũ trụ năm 2018 và 2019. Số lượng cụ thể lần lượt là 38 và 32, vượt qua Mỹ với 34 và 21 lần. Mỹ lấy lại vị trí dẫn đầu vào năm 2020 với 44 vụ phóng. Một cường quốc vũ trụ khác là Nga mới chỉ phóng tên lửa 18 lần trong năm nay và 15 lần vào năm ngoái. Tuy nhiên, cuộc đua này vẫn kém xa so với cuộc đua không gian thời Chiến tranh Lạnh. Giai đoạn 1957 - 1991, tên lửa Liên Xô thực hiện thành công 2.309 lần phóng, trung bình 66 lần mỗi năm.
Dù bắt kịp về số lượng vụ phóng, Trung Quốc vẫn đi sau về sức chở của tên lửa. Tên lửa mạnh nhất của nước này, CZ-5, được hoàn thành vào năm 2019 và có khả năng chở 25 tấn lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, xấp xỉ với tên lửa Ariane 5 của châu Âu và Proton-M của Nga, nhưng ít hơn nhiều so với Falcon Heavy của Mỹ với sức chở 64 tấn. Do đó, CASC đang nghiên cứu phát triển hai mẫu tên lửa có sức chở siêu lớn cho các nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng và hành tinh khác.
Phần lớn sự gia tăng trong hoạt động phóng của Trung Quốc liên quan đến các cơ quan nhà nước và việc xây dựng những trung tâm phóng mới. Tuy nhiên, khu vực tư nhân và thương mại của nước này cũng đang đạt được những bước tiến đáng ghi nhận.
Nguồn:
Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc thực hiện nhiều vụ phóng lên không gian hơn bất cứ năm nào trước đó và cũng đang dẫn trước Mỹ với khoảng cách hẹp, SCMP hôm 2/11 đưa tin. Theo kế hoạch, nước này sẽ phóng tên lửa thêm ít nhất 7 lần trước khi năm 2021 kết thúc.
Tính đến cuối tháng 10, tổng cộng có 40 vụ phóng từ các bãi phóng tên lửa của Trung Quốc, bao gồm hai lần thất bại. Con số này nhiều hơn tổng số vụ phóng năm 2020, 39 vụ. Cũng trong 10 tháng này, Mỹ thực hiện 39 vụ phóng và thành công 36 lần.
Những nhiệm vụ không gian nổi bật của Trung Quốc năm nay bao gồm phóng module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung và hai tàu chở người lên trạm, mỗi chuyến chở ba phi hành gia. Tuần trước, Trung Quốc phóng vệ tinh thứ 31 trong hệ thống vệ tinh viễn thám thương mại lớn nhất nước này, gồm 138 vệ tinh Jilin. Đây là vệ tinh viễn thám quang học có khả năng cung cấp hình ảnh độ phân giải tốt và truyền dữ liệu tốc độ cao.
Thế hệ tên lửa mới được thiết lập để trở thành những phương tiện vận chuyển chủ chốt gồm Trường Chinh 5B hạng nặng và Trường Chinh 7A hạng trung, cả hai đều thành công phóng lên năm nay sau những lần trì hoãn hoặc thất bại.
Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) lập kế hoạch cho 40 vụ phóng năm 2021 và đã hoàn thành 36 vụ phóng tính đến tháng 10. Expace, công ty con của Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc, đã phóng tên lửa hai lần và công ty tư nhân iSpace cũng vậy. Các công ty này dự định phóng thêm vào cuối năm nay.
Trung Quốc đầu tư mạnh vào chương trình không gian trong những năm gần đây và đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Trước năm 2007, nước này chưa từng thực hiện nhiều hơn 10 vụ phóng một năm. Nhưng 5 năm qua, Trung Quốc đã thực hiện tới 152 vụ phóng, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.
Dù bắt kịp về số lượng vụ phóng, Trung Quốc vẫn đi sau về sức chở của tên lửa. Tên lửa mạnh nhất của nước này, CZ-5, được hoàn thành vào năm 2019 và có khả năng chở 25 tấn lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, xấp xỉ với tên lửa Ariane 5 của châu Âu và Proton-M của Nga, nhưng ít hơn nhiều so với Falcon Heavy của Mỹ với sức chở 64 tấn. Do đó, CASC đang nghiên cứu phát triển hai mẫu tên lửa có sức chở siêu lớn cho các nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng và hành tinh khác.
Phần lớn sự gia tăng trong hoạt động phóng của Trung Quốc liên quan đến các cơ quan nhà nước và việc xây dựng những trung tâm phóng mới. Tuy nhiên, khu vực tư nhân và thương mại của nước này cũng đang đạt được những bước tiến đáng ghi nhận.
Nguồn:
Trung Quốc vượt Mỹ về số lần phóng tên lửa vũ trụ
Từ đầu năm đến tháng 10, Trung Quốc hoàn thành 40 vụ phóng, thành công 38 lần, còn Mỹ thực hiện 39 vụ phóng và thành công 36 lần.
vnexpress.net