Từ 1/7, khi khi làm CCCD sẽ cần thu thập thêm mống mắt, trẻ em dưới 14 tuổi cũng có thể làm căn cước

Hàng loạt điểm mới quan trọng được quy định trong Luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây, nổi bật là việc dữ liệu mống mắt của công dân được thu thập và tích hợp vào cơ sở dữ liệu căn cước, đồng thời trẻ em dưới 14 tuổi cũng có thể làm CCCD.
Thu thập dữ liệu mống mắt của công dân từ 14 tuổi là một trong những điểm mới của Luật Căn cước 2023, có hiệu lực từ 1/7.
Hiện, khi người dân làm thẻ căn cước công dân (từ 1/7 đổi tên là thẻ căn cước), công an chỉ thu thập hình ảnh khuôn mặt và vân tay.
Từ 1/7, khi khi làm CCCD sẽ cần thu thập thêm mống mắt, trẻ em dưới 14 tuổi cũng có thể làm căn cước
Mống mắt là các cơ điều khiển sự đóng mở của đồng tử, kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt, có những hoa văn cấu trúc rất nhỏ. ADN quyết định màu sắc và cấu trúc mống mắt mỗi người. Những vòng xoáy, nếp nhăn tạo nên sự độc đáo của mống mắt được hình thành từ khi mỗi người còn là thai nhi. Vì vậy, hoa văn ở mống mắt mỗi người là duy nhất. Mống mắt trái và phải của một người cũng khác nhau.
Hồi tháng 11/2023, giải trình trước Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho hay, nhiều nước đã áp dụng công nghệ mống mắt để nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu. Công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp.
Vì vậy, việc thu thập mống mắt sẽ giúp nhà chức trách đối soát và xác thực thông tin người dân trong trường hợp không thu nhận được vân hay do khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng.
Thông tin mống mắt, khuôn mặt, vân tay sẽ được mã hóa, lưu trong chip trên thẻ căn cước. Khi người dân cần cấp lại thẻ căn cước, công an sẽ dùng thông tin sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu để cấp lại.

Thu thập ADN, giọng nói khi người dân tự nguyện​

Ngoài mống mắt, từ 1/7, nhà chức trách sẽ thu thập thông tin ADN và giọng nói của người dân khi làm thẻ căn cước, nếu họ tự nguyện cung cấp.
Trường hợp cơ quan tố tụng hình sự hoặc cơ quan quản lý người bị xử lý hành chính, khi giải quyết vụ việc có giám định hoặc thu thập ADN, giọng nói của người dân, thì chia sẻ với cơ quan quản lý căn cước để bổ sung vào cơ sở dữ liệu.
Từ 1/7, khi khi làm CCCD sẽ cần thu thập thêm mống mắt, trẻ em dưới 14 tuổi cũng có thể làm căn cước
ADN hay DNA là thuật ngữ viết tắt của deoxyribonucleic acid, được xác định là vật liệu di truyền ở đa số cơ thể sống trong đó có sinh vật và con người. Xét nghiệm ADN là hình thức xét nghiệm y tế, để xác định về các vấn đề di truyền như huyết thống, bệnh di truyền, thay đổi nhiễm sắc thể, thay đổi gen.
Thảo luận về vấn đề này 8 tháng trước tại nghị trường Quốc hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại khi công an thu thập dữ liệu ADN, giọng nói bởi đây là "thông tin bí mật của mỗi người".
Giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới nói cơ sở dữ liệu "được kiểm soát an ninh mạng, bảo vệ ở mức cao nhất và hạn chế thấp nhất sự cố ngoài ý muốn".
Theo Luật Căn cước 2023, khi công dân làm thẻ căn cước, nhà chức trách cũng thu thập hàng loạt thông tin như: họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, giới tính, nơi sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, nhóm máu, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại, thư điện tử, nghề nghiệp (trừ công an, quân đội, cơ yếu)...
Cơ sở dữ liệu căn cước do Bộ Công an xây dựng và quản lý tập trung. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước để làm nhiệm vụ. Công dân được khai thác thông tin bản thân trong cơ sở dữ liệu căn cước qua hình thức gửi yêu cầu đến cơ quan quản lý.
Các trường hợp khác muốn khai thác thông tin dữ liệu căn cước phải gửi văn bản và phải được cơ quan quản lý căn cước, chủ thể dữ liệu đồng ý. Cá nhân, tổ chức muốn khai thác thông tin của người mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, người dưới 14 tuổi, người mất tích hoặc đã chết thì phải được sự đồng ý của người đại diện hợp pháp hoặc người thừa kế của họ.

Trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước​

Theo Luật Căn cước, kể từ ngày 1-7 trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước, thay vì trước đây CCCD không có quy định này.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết Bộ Công an đang xây dựng Thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước theo hướng sẽ có 2 mẫu thẻ căn cước, bao gồm: một mẫu thẻ dùng cho các trường hợp từ 6 tuổi trở lên và một mẫu thẻ cho các trường hợp từ 0 đến 6 tuổi (không có thông tin sinh trắc ảnh mặt, vân tay).
Từ 1/7, khi khi làm CCCD sẽ cần thu thập thêm mống mắt, trẻ em dưới 14 tuổi cũng có thể làm căn cước
Việc cấp thẻ căn cước cho các trường hợp trẻ em từ 0-6 tuổi sẽ thông qua người đại diện hợp pháp: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia (VNeID).
Trường hợp người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.
Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi.
>> Đổi tên Căn cước công dân thành Thẻ căn cước, khi nào phải mang CCCD đi đổi lấy thẻ mới?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top