Nhiều nhà sản xuất tivi thông minh đã thông báo kế hoạch tích hợp các nền tảng báo chí, truyền hình của Việt Nam vào sản phẩm từ năm 2024.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm (đứng) thông báo kết quả Hội nghị AMRI 16 - Ảnh: TẤN LỰC
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bên lề buổi họp báo thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin các nước ASEAN lần thứ 16 (AMRI 16) tại Đà Nẵng ngày 23-9.
Giúp người dân tiếp cận tin tức chính thống
Theo đó, bên cạnh việc tích hợp các ứng dụng báo chí, truyền hình chính thống vào hệ điều hành tivi thông minh bán ra thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất sẽ xây dựng những phím tắt trên điều khiển thiết bị để truy cập nhanh vào các nền tảng này.
Đến nay, một số nhà sản xuất tivi lớn đã thông báo kế hoạch này cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong khi đó, những nhà sản xuất tivi còn lại đang xúc tiến triển khai.
Được biết, đây là kết quả làm việc giữa Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà sản xuất tivi và các bên liên quan. Theo Thứ trưởng Lâm, thay đổi này sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận một cách nhanh chóng các thông tin và chương trình có chất lượng từ những nền tảng báo chí chính thống.
Bảo đảm an ninh thông tin, bảo vệ người dân trước vấn nạn tin giả, tin sai sự thật từ các nguồn thiếu kiểm chứng đang lan tràn trên không gian mạng.
Ông Lâm cho rằng thế hệ người dùng trẻ hiện nay đã thay đổi cách tiếp cận tin tức. Nếu cơ quan chức năng và các nền tảng báo chí không giải quyết được vấn đề này sẽ làm mất đi sự quan tâm của độc giả trẻ vào báo chí chính thống.
Đây cũng là một trong những sáng kiến Việt Nam đã trình bày với các nước ASEAN tại AMRI 16. Theo ông Lâm, ngoài Việt Nam, hiện nay Malaysia đã triển khai giải pháp này đối với TV và điện thoại thông minh. Đưa nền tảng truyền hình số quốc gia lên các TV thông minh, thiết bị đầu cuối.
Chống lại tin tức giả mạo, tin sai sự thật
Nói về kết quả AMRI 16, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết các bộ trưởng thông tin ASEAN đã khẳng định vai trò của ngành truyền thông trong giai đoạn mới là từ thông tin tới tri thức.
Thông tin sẽ trở thành phương tiện tích cực cho việc học tập trọn đời, nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật số cho công dân ASEAN.
Đại biểu phụ trách thông tin các nước ASEAN tham quan các gian giới thiệu nền tảng công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh: TẤN LỰC
Các bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố Tầm nhìn AMRI "ASEAN 2035: Hướng tới một ngành thông tin và truyền thông có tính chuyển đổi, thích ứng và tự cường".
Nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc trao quyền cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Chuyển đổi từ tiêu thụ thông tin thụ động sang việc tiếp thu kiến thức chủ động. Khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN xem xét việc xây dựng kế hoạch tổng thể về chuyển đổi số cho báo chí và truyền thông.
Các bộ trưởng cũng thông qua Tuyên bố Đà Nẵng về "Truyền thông: Từ thông tin đến tri thức vì một ASEAN tự cường và thích ứng". Thông qua kế hoạch hành động của Nhóm Đặc trách ASEAN về tin giả (PoA of TFFN). Thông qua hướng dẫn quản lý thông tin của chính phủ trong việc chống lại thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật và một số nội dung khác.
Nguồn: Tuổi trẻ
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bên lề buổi họp báo thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin các nước ASEAN lần thứ 16 (AMRI 16) tại Đà Nẵng ngày 23-9.
Giúp người dân tiếp cận tin tức chính thống
Theo đó, bên cạnh việc tích hợp các ứng dụng báo chí, truyền hình chính thống vào hệ điều hành tivi thông minh bán ra thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất sẽ xây dựng những phím tắt trên điều khiển thiết bị để truy cập nhanh vào các nền tảng này.
Đến nay, một số nhà sản xuất tivi lớn đã thông báo kế hoạch này cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong khi đó, những nhà sản xuất tivi còn lại đang xúc tiến triển khai.
Được biết, đây là kết quả làm việc giữa Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà sản xuất tivi và các bên liên quan. Theo Thứ trưởng Lâm, thay đổi này sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận một cách nhanh chóng các thông tin và chương trình có chất lượng từ những nền tảng báo chí chính thống.
Bảo đảm an ninh thông tin, bảo vệ người dân trước vấn nạn tin giả, tin sai sự thật từ các nguồn thiếu kiểm chứng đang lan tràn trên không gian mạng.
Ông Lâm cho rằng thế hệ người dùng trẻ hiện nay đã thay đổi cách tiếp cận tin tức. Nếu cơ quan chức năng và các nền tảng báo chí không giải quyết được vấn đề này sẽ làm mất đi sự quan tâm của độc giả trẻ vào báo chí chính thống.
Đây cũng là một trong những sáng kiến Việt Nam đã trình bày với các nước ASEAN tại AMRI 16. Theo ông Lâm, ngoài Việt Nam, hiện nay Malaysia đã triển khai giải pháp này đối với TV và điện thoại thông minh. Đưa nền tảng truyền hình số quốc gia lên các TV thông minh, thiết bị đầu cuối.
Chống lại tin tức giả mạo, tin sai sự thật
Nói về kết quả AMRI 16, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết các bộ trưởng thông tin ASEAN đã khẳng định vai trò của ngành truyền thông trong giai đoạn mới là từ thông tin tới tri thức.
Thông tin sẽ trở thành phương tiện tích cực cho việc học tập trọn đời, nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật số cho công dân ASEAN.
Các bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố Tầm nhìn AMRI "ASEAN 2035: Hướng tới một ngành thông tin và truyền thông có tính chuyển đổi, thích ứng và tự cường".
Nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc trao quyền cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Chuyển đổi từ tiêu thụ thông tin thụ động sang việc tiếp thu kiến thức chủ động. Khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN xem xét việc xây dựng kế hoạch tổng thể về chuyển đổi số cho báo chí và truyền thông.
Các bộ trưởng cũng thông qua Tuyên bố Đà Nẵng về "Truyền thông: Từ thông tin đến tri thức vì một ASEAN tự cường và thích ứng". Thông qua kế hoạch hành động của Nhóm Đặc trách ASEAN về tin giả (PoA of TFFN). Thông qua hướng dẫn quản lý thông tin của chính phủ trong việc chống lại thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật và một số nội dung khác.
Nguồn: Tuổi trẻ