Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải xác thực số điện thoại mới được phép đăng bài

Dũng Đỗ
Dũng Đỗ
Phản hồi: 0
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP, quy định việc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại, yêu cầu người dùng xác minh thông tin nếu muốn bình luận hoặc đăng tải nội dung trên nền tảng mạng xã hội.

mang-xa-hoi-la-githumbnail_jpg_75.jpg

1. Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại

Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, từ ngày 25/12/2024, tất cả các mạng xã hội, bao gồm cả mạng xã hội trong nước và quốc tế, sẽ phải yêu cầu người dùng xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động tại Việt Nam. Trường hợp người sử dụng không có số điện thoại Việt Nam, tài khoản sẽ được xác thực thông qua số định danh cá nhân.

Nghị định cũng yêu cầu các tài khoản sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại phải thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.

Chỉ các tài khoản đã xác thực mới được phép đăng tải thông tin, bình luận, livestream và chia sẻ nội dung trên mạng xã hội. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải đăng ký tài khoản và giám sát nội dung mà trẻ em đăng tải, chia sẻ.

2. Điều kiện đối với mạng xã hội trong nước

Các mạng xã hội trong nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Về tổ chức và nhân sự:
    • Mạng xã hội cần có bộ phận quản lý nội dung và bộ phận quản lý kỹ thuật. Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung phải là công Nhân dân Việt Nam.
    • Mạng xã hội phải có trụ sở rõ ràng với địa chỉ và số điện thoại liên hệ đầy đủ.
  • Về kỹ thuật:
    • Hệ thống mạng xã hội cần có khả năng lưu trữ dữ liệu tối thiểu 02 năm, bao gồm thông tin tài khoản, thời gian đăng nhập, địa chỉ IP và nhật ký xử lý thông tin. Các thông tin này sẽ được xóa theo quy định khi hết thời gian lưu trữ.
    • Mạng xã hội cần có hệ thống để tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng.
    • Mạng xã hội phải có khả năng phát hiện và ngăn chặn truy cập bất hợp pháp, các tấn công trên mạng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thông tin.
    • Phải có hệ thống dự phòng bảo đảm hoạt động liên tục và khắc phục sự cố.
    • Ít nhất một máy chủ phải đặt tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, thanh tra và lưu trữ thông tin.
  • Yêu cầu về lưu trữ thông tin:
    Mạng xã hội phải lưu trữ thông tin đăng ký của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam, bao gồm họ tên, ngày sinh, số điện thoại di động (hoặc số định danh cá nhân). Đối với trẻ em dưới 16 tuổi, cha mẹ hoặc người giám hộ phải đăng ký tài khoản và giám sát nội dung mà trẻ em đăng tải và chia sẻ.
  • Xác thực tài khoản:
    Mạng xã hội phải xác thực tài khoản của người sử dụng bằng số điện thoại di động Việt Nam. Nếu người dùng không có số điện thoại Việt Nam, tài khoản sẽ được xác thực bằng số định danh cá nhân.
  • Chống thông tin vi phạm:
    Mạng xã hội cần ngăn chặn và loại bỏ thông tin vi phạm quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu về sở hữu trí tuệ từ các cơ quan có thẩm quyền.
  • Cảnh báo thông tin vi phạm:
    Hệ thống phải thiết lập cơ chế cảnh báo và sử dụng công cụ lọc thông tin khi người sử dụng đăng tải thông tin vi phạm các quy định về an ninh mạng.
Nghị định này được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch và bảo mật trên các nền tảng mạng xã hội, đồng thời giảm thiểu thông tin xấu, độc hại, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
 
  • 1731375716297.png
    1731375716297.png
    446.6 KB · Lượt xem: 12


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top