Tuan Anh Vo
Intern Writer
Một vụ việc đau lòng xảy ra cách đây vài ngày tại Đan Mạch: một người đàn ông 69 tuổi đã tử vong chỉ 26 tiếng sau khi uống nước dừa để lâu ngày.
Khoảng 3 tiếng sau khi uống, ông bắt đầu có biểu hiện đổ mồ hôi, nôn mửa, lẫn lộn, mất thăng bằng. Khi xe cấp cứu đến, da ông đã tái nhợt, lạnh và tình trạng ý thức suy giảm rõ rệt. Kết quả chụp MRI tại bệnh viện cho thấy ông bị phù não nghiêm trọng. Dù được điều trị tích cực, ông không qua khỏi và được chẩn đoán chết não trước khi tử vong.
Gia đình nạn nhân cho biết, quả dừa được mua từ trước, đã qua sơ chế và cắt sẵn một góc nhỏ ở đầu. Nó được để trên bàn bếp suốt một tháng trước khi mang ra dùng. Ngay từ ngụm đầu tiên, người đàn ông đã cảm thấy mùi vị lạ, nên bổ ra kiểm tra và phát hiện phần ruột bên trong đã bị hỏng.
Kết quả xét nghiệm mẫu dừa cho thấy nó bị nhiễm nấm Arthrinium saccharicola – loại nấm có thể tạo ra độc tố 3-nitropropionic acid (3-NPA). Đây là một chất cực độc với hệ thần kinh trung ương, có thể gây phù não, viêm màng não và dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, hiện y học vẫn chưa có thuốc giải độc cho 3-NPA, việc điều trị chỉ dựa trên hỗ trợ triệu chứng và kiểm soát biến chứng.
Không phải lần đầu tiên độc tố này gây chết người. Trước đây, đã có các ca ngộ độc tương tự ghi nhận ở Trung Quốc và châu Phi, nguyên nhân thường là do ăn mía bị mốc. Các nạn nhân có triệu chứng nôn ói, hôn mê, và nhiều trường hợp đã tử vong.
View attachment 46607
Các chuyên gia an toàn thực phẩm từ lâu đã cảnh báo:
Ngoài ra, ngay cả dừa còn nguyên vỏ nhưng để ở nhiệt độ phòng quá lâu cũng không an toàn. Vi sinh vật có thể xâm nhập qua các khe nứt, lỗ khí mà mắt thường không thấy được – nhất là ở những nơi có khí hậu ấm ẩm như Việt Nam hay Úc.
Một số loại nấm như Aspergillus flavus có thể sinh ra aflatoxin – độc tố gây tổn thương gan cấp tính, có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ. Không thể loại trừ nguy cơ nhiễm Botulinum – vi khuẩn nguy hiểm bậc nhất – từ vỏ dừa nếu để lâu và không bảo quản đúng cách.
Khoảng 3 tiếng sau khi uống, ông bắt đầu có biểu hiện đổ mồ hôi, nôn mửa, lẫn lộn, mất thăng bằng. Khi xe cấp cứu đến, da ông đã tái nhợt, lạnh và tình trạng ý thức suy giảm rõ rệt. Kết quả chụp MRI tại bệnh viện cho thấy ông bị phù não nghiêm trọng. Dù được điều trị tích cực, ông không qua khỏi và được chẩn đoán chết não trước khi tử vong.

Gia đình nạn nhân cho biết, quả dừa được mua từ trước, đã qua sơ chế và cắt sẵn một góc nhỏ ở đầu. Nó được để trên bàn bếp suốt một tháng trước khi mang ra dùng. Ngay từ ngụm đầu tiên, người đàn ông đã cảm thấy mùi vị lạ, nên bổ ra kiểm tra và phát hiện phần ruột bên trong đã bị hỏng.
Kết quả xét nghiệm mẫu dừa cho thấy nó bị nhiễm nấm Arthrinium saccharicola – loại nấm có thể tạo ra độc tố 3-nitropropionic acid (3-NPA). Đây là một chất cực độc với hệ thần kinh trung ương, có thể gây phù não, viêm màng não và dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, hiện y học vẫn chưa có thuốc giải độc cho 3-NPA, việc điều trị chỉ dựa trên hỗ trợ triệu chứng và kiểm soát biến chứng.
Không phải lần đầu tiên độc tố này gây chết người. Trước đây, đã có các ca ngộ độc tương tự ghi nhận ở Trung Quốc và châu Phi, nguyên nhân thường là do ăn mía bị mốc. Các nạn nhân có triệu chứng nôn ói, hôn mê, và nhiều trường hợp đã tử vong.
View attachment 46607
Các chuyên gia an toàn thực phẩm từ lâu đã cảnh báo:
- Nước dừa dễ bị hỏng, đặc biệt sau khi đã mở hoặc cắt sẵn. Nên dùng hết trong vòng vài ngày và bảo quản trong tủ lạnh, nên mua dừa cả quả nếu muốn để tại nhiệt độ phòng.
- Dừa nạo sẵn hoặc quả dừa đã bị lột vỏ một phần có thời hạn sử dụng ngắn hơn nhiều do phần thịt trắng lộ ra ngoài, dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn.
Ngoài ra, ngay cả dừa còn nguyên vỏ nhưng để ở nhiệt độ phòng quá lâu cũng không an toàn. Vi sinh vật có thể xâm nhập qua các khe nứt, lỗ khí mà mắt thường không thấy được – nhất là ở những nơi có khí hậu ấm ẩm như Việt Nam hay Úc.
Một số loại nấm như Aspergillus flavus có thể sinh ra aflatoxin – độc tố gây tổn thương gan cấp tính, có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ. Không thể loại trừ nguy cơ nhiễm Botulinum – vi khuẩn nguy hiểm bậc nhất – từ vỏ dừa nếu để lâu và không bảo quản đúng cách.