Từ vụ 42 chiếc iPhone 1,6 tỷ: Liệu hàng xách tay khác hàng nhập lậu ở chỗ nào?

Vụ 42 chiếc iPhone 14 trị giá 1,6 tỷ đồng bị lập biên bản và nghi là hàng nhập lậu hiện vẫn đang là một chủ đề nóng.
Vụ việc này sau khi được công khai đã khiến nhiều người thắc mắc: Tại sao việc mua điện thoại từ nước ngoài đem về nước lại bị coi là có tội, chẳng phải vẫn tồn tại một mặt hàng gọi là 'hàng xách tay" đó sao. Không lẽ tất cả các cơ sở kinh doanh hàng xách tay đều vi phạm pháp luật?
Bài viết này sẽ giúp chúng ta giải đáp được những thắc mắc trên.

Khái niệm "hàng xách tay"
Trên thực tế thì Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định hay định nghĩa chính xác nào để nói về hàng xách tay. Khái niệm này được người tiêu dùng ngầm hiểu là những mặt hàng do cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Đó có thể là hàng do những người đi du lịch, du học sinh, tiếp viên hàng không… xách về sau những chuyến du lịch, chuyến bay của tiếp viên.

Từ vụ 42 chiếc iPhone 1,6 tỷ: Liệu hàng xách tay khác hàng nhập lậu ở chỗ nào?
Hàng xách tay được ưa chuộng do giá rẻ
Có thể thấy do tâm lý và tình hình chung của nước ta và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay thường rất ưa chuộng hàng xách tay bởi theo quảng cáo của những người bán hàng thì do “xách về” nên những hàng hóa này có giá thành rẻ hơn vì không phải chịu thuế, không phải làm thủ tục khai hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo thủ tục thông thường.
Tuy nhiên, theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì nếu theo đúng như quảng cáo của những người bán hàng, do xách về nên hàng hóa không phải nộp thuế, không làm thủ tục hải quan… thì những hàng hóa này chính là hàng hóa nhập lậu.
Khi nào thì hàng xách tay bị xem là hàng nhập lậu?
Khoản 6, Điều 3, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa nhập lậu bao gồm những loại hàng hóa sau:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Từ vụ 42 chiếc iPhone 1,6 tỷ: Liệu hàng xách tay khác hàng nhập lậu ở chỗ nào?
Pháp luật quy định rõ các trường hợp bị xem là hàng nhập lậu
Như vậy, để xác định hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu hay không thì cần phải xác định có đảm bảo các điều kiện để loại trừ là hàng nhập lậu theo quy định trên hay không. Theo đó, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay không
- Có giấy phép nhập khẩu không
- Có giấy tờ làm thủ tục đi qua cửa khẩu, hải quan hay không, đúng chủng loại, số lượng sản phẩm không
- Hàng hóa lưu thông trên thị trường có hóa đơn, chứng từ hợp pháp không
- Kiểm tra tem nhập khẩu

>>> Xử lý 42 chiếc iPhone 14 trị giá khoảng 1,6 tỷ đồng như thế nào?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top