Tựa game AAA đầu tiên của Trung Quốc gây chấn động toàn cầu, vừa mở màn đã phá kỷ lục Steam

Homelander The Seven

I will laser every f****** one of you!
Black Myth: Wukong đã chính thức ra mắt và nhanh chóng lập kỷ lục mới trên Steam. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 2,13 triệu người chơi cùng lúc, đưa tựa game này trở thành trò chơi đơn người chơi có màn ra mắt ấn tượng nhất mọi thời đại trên nền tảng phân phối game của Valve.

Thành tích này cao gấp đôi kỷ lục mà Cyberpunk 2077 thiết lập vào năm 2020, khi tựa game đạt một triệu người chơi đồng thời chỉ sau hai giờ phát hành. Black Myth: Wukong thậm chí còn vượt qua cả Palworld, tựa game đình đám khác của năm 2024, với kỷ lục 2,1 triệu người chơi cùng lúc.

Tuy nhiên, kỷ lục mọi thời đại vẫn thuộc về PUBG với 3,3 triệu người chơi đồng thời ở thời kỳ đỉnh cao. Mặc dù thu hút lượng lớn người chơi trên Steam, Black Myth: Wukong lại không tránh khỏi những tranh cãi ngay từ khi ra mắt.

1724214912752.png


Được coi là tựa game AAA thực thụ đầu tiên của Trung Quốc, Black Myth: Wukong đã phá vỡ kỷ lục về số lượng người chơi đồng thời trên Steam cho một tựa game chơi đơn, vượt qua Cyberpunk 2077. Ngoài ra, trò chơi hiện cũng đang giữ kỷ lục game có lượng người chơi đồng thời cao thứ hai mọi thời đại (bao gồm cả game nhiều người chơi), vượt qua Palworld. Dựa trên tiểu thuyết Tây Du Ký thế kỷ 16, tựa game hành động nhập vai này đã đạt đỉnh với 2.223.179 người chơi. Black Myth: Wukong hiện đã có mặt trên PC và PS5.

Nhà phân tích ngành công nghiệp game Simon Carless của GameDiscoverCo đã đăng tải trên X (Twitter) vào đầu ngày thứ Ba, ước tính rằng khu vực đóng góp phần lớn vào lượng người chơi Black Myth: Wukong đến từ Trung Quốc. Biểu đồ của hãng cho thấy Trung Quốc chiếm 88% lượng người chơi của trò chơi. (Đứng thứ hai là Mỹ với chỉ 3%.) Mặc dù một số người cho rằng con số này có thể đã bị thổi phồng, nhưng thời điểm game ra mắt là vào giữa đêm ở Tây bán cầu và số liệu thống kê của Carless được đăng vào khoảng 5 giờ sáng ET.

Kỷ lục của Black Myth: Wukong diễn ra trong bối cảnh nhà phát triển Game Science vướng phải cáo buộc phân biệt giới tính và kiểm duyệt. Các streamer được cấp mã trải nghiệm sớm đã nhận được một tài liệu (không ràng buộc về mặt pháp lý) gây nhiều tranh cãi.

1724214920375.png


Tài liệu này bao gồm danh sách các chủ đề bị cấm mà các streamer không được thảo luận khi phát sóng trò chơi. Tờ New York Times đưa tin rằng các chủ đề bị cấm bao gồm chính trị, "tuyên truyền nữ quyền", COVID-19, ngành công nghiệp game Trung Quốc và bất cứ điều gì "gây ra tranh luận tiêu cực". (Mặc dù các streamer nhận được danh sách này, nhưng các nhà phê bình game thì không.)

Game Science có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc, quốc gia vốn không xa lạ gì với những cáo buộc về phân biệt giới tính và kiểm duyệt. Có thể kể đến một số ví dụ như hashtag #MeToo đã bị kiểm duyệt hoặc chặn trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc trong thời kỳ đỉnh cao của phong trào, các bài đăng từ các nhóm và tiếng nói nữ quyền và LGBTQ+ thường xuyên bị chặn hoặc xóa trên mạng xã hội nước này, quan điểm nữ quyền thường xuyên bị hạn chế hoặc kiểm duyệt trong các cơ sở giáo dục của Trung Quốc và các nhà hoạt động không còn xa lạ gì với nạn quấy rối, giám sát hoặc bắt giữ.

Theo The NY Times, Tencent Holdings, công ty nắm giữ 5% cổ phần của Game Science, có mối quan hệ trực tiếp với chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, nhà phát hành trò chơi, Zhejiang Publishing & Media, thuộc sở hữu đa số của chính quyền tỉnh Chiết Giang. Cuối cùng, Hero Games, công ty đã gửi mã trải nghiệm sớm cho các streamer thay mặt Game Science, có quan hệ tài chính với "một số doanh nghiệp nhà nước", theo The NY Times. Hero Games sở hữu khoảng 20% cổ phần của Game Science.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top