VNR Content
Pearl
Hồi tháng 1, gã khổng lồ công nghệ Google đã thông báo sẽ tiến hành cắt giảm 6% nhân sự, tương đương 12.000 việc làm. Tuy nhiên, công ty liên tục bị chỉ trích vì cách hành xử thiếu tôn trọng, khi các nhân viên nhận thông báo sa thải qua email và không có một lời giải thích.
Vào ngày 4/4, hàng trăm nhân viên Google tại London đã cầm biểu ngữ phản đối, tuần hành quanh các văn phòng. Matt Whaley, đại diện Công đoàn Unite, nói: "Google hãy lắng nghe nhân viên và đừng trở nên xấu xa hơn". (Don't be evil là phương châm hoạt động của Google).
Theo các nhân viên, những cuộc đàm phán giữa họ và ban quản lý đang diễn ra trong không khí "cực kỳ căng thẳng và khó chịu".
Tháng trước, nhân viên Google tại Zurich (Thụy Sĩ) cũng tổ chức biểu tình, nhưng đề xuất ngừng cắt giảm không được Google chấp thuận.
Làn sóng sa thải tại các công ty công nghệ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Không chỉ Google, các công ty như Meta, Twitter, Amazon,... cũng đã tiến hành cắt giảm hàng chục nghìn nhân sự. Ngay cả công ty tưởng như "miễn nhiễm" với làn sóng này là Apple cũng được cho là đã tiến hành cắt giảm nhân sự quy mô nhỏ.
Theo giới chuyên gia, nguồn cơn của đợt khủng hoảng là do các công ty công nghệ đã có thời gian dài tăng trưởng vượt bậc trong Covid-19. Khi đại dịch qua đi, các hoạt động trở lại bình thường, kinh tế khó khăn khiến khách hàng điều chỉnh ngân sách. Điều này đã tác động trực tiếp đến doanh thu của các công ty công nghệ, buộc họ phải cắt giảm gánh nặng nhân sự, thắt chặt hầu bao chi tiêu.
Vào ngày 4/4, hàng trăm nhân viên Google tại London đã cầm biểu ngữ phản đối, tuần hành quanh các văn phòng. Matt Whaley, đại diện Công đoàn Unite, nói: "Google hãy lắng nghe nhân viên và đừng trở nên xấu xa hơn". (Don't be evil là phương châm hoạt động của Google).
Theo các nhân viên, những cuộc đàm phán giữa họ và ban quản lý đang diễn ra trong không khí "cực kỳ căng thẳng và khó chịu".
Làn sóng sa thải tại các công ty công nghệ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Không chỉ Google, các công ty như Meta, Twitter, Amazon,... cũng đã tiến hành cắt giảm hàng chục nghìn nhân sự. Ngay cả công ty tưởng như "miễn nhiễm" với làn sóng này là Apple cũng được cho là đã tiến hành cắt giảm nhân sự quy mô nhỏ.
Theo giới chuyên gia, nguồn cơn của đợt khủng hoảng là do các công ty công nghệ đã có thời gian dài tăng trưởng vượt bậc trong Covid-19. Khi đại dịch qua đi, các hoạt động trở lại bình thường, kinh tế khó khăn khiến khách hàng điều chỉnh ngân sách. Điều này đã tác động trực tiếp đến doanh thu của các công ty công nghệ, buộc họ phải cắt giảm gánh nặng nhân sự, thắt chặt hầu bao chi tiêu.