Nhung Phan
Intern Writer
Tưởng tượng mỗi lớp học đều có thêm 4–5 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, luôn sẵn sàng hỗ trợ giáo viên từ việc chấm bài, thiết kế bài học đến động viên học sinh, đó chính là cách Sal Khan, người sáng lập Khan Academy, hình dung vai trò của AI trong giáo dục tương lai. Nhưng liệu chuyện này là giúp đỡ hay đe dọa nghề giáo?
Theo ông, hình ảnh lớp học tương lai là nơi giáo viên không phải làm việc một mình nữa. AI có thể nhận ra một học sinh đang mất tập trung, nhắc giáo viên động viên em ấy, hoặc gợi ý đưa một ví dụ liên quan đến sở thích cá nhân để tăng sự hứng thú học tập. Mọi phản hồi đều tức thì và được truyền lại cho phụ huynh, chứ không chờ đến buổi họp phụ huynh mỗi học kỳ.
Ở Mỹ, tình trạng thiếu giáo viên đã kéo dài nhiều năm do áp lực công việc và mức lương thấp. Với AI, giáo viên có thể giảm khối lượng công việc lặp lại để tập trung hơn vào phát triển học sinh, cả về kiến thức và kỹ năng sống.
Sal Khan cho rằng AI có thể phân tích nhanh nhu cầu của từng học sinh, rồi cùng giáo viên lên kế hoạch giảng dạy cá nhân hóa mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp học sinh tiến bộ hơn, mà còn khiến việc dạy học trở nên dễ thở, thú vị và sáng tạo hơn với giáo viên.
Thêm vào đó là nỗi lo quen thuộc: học sinh sẽ ỷ lại vào AI? Sal Khan thừa nhận đây là nỗi sợ hợp lý, nhưng ông nhấn mạnh: dù AI có thông minh đến đâu, giáo viên thật mới là người dạy học sinh về trách nhiệm, giao tiếp, giải quyết xung đột và xử lý áp lực xã hội, những thứ mà AI không thể truyền đạt được như con người.
Vậy, tương lai lớp học là gì? Theo Khan, lớp học lý tưởng là sự kết hợp hài hòa: AI lo phần “kỹ thuật”, giáo viên lo phần “con người”. Phụ huynh sẽ yên tâm hơn khi biết rằng con mình vẫn cần môi trường xã hội để lớn lên, và nhà trường vẫn là nơi để trẻ học làm người, chứ không chỉ học điểm số.
Nguồn bài viết businessinsider
AI không thay thế mà là "đồng nghiệp thầm lặng"
Trong cuộc trò chuyện với BBC, Sal Khan nhấn mạnh: AI sẽ không thay thế giáo viên, mà giống như những “trợ giảng số” thông minh, hỗ trợ chấm điểm, theo dõi học sinh, gợi ý nội dung phù hợp và giúp giáo viên cá nhân hóa bài giảng.Theo ông, hình ảnh lớp học tương lai là nơi giáo viên không phải làm việc một mình nữa. AI có thể nhận ra một học sinh đang mất tập trung, nhắc giáo viên động viên em ấy, hoặc gợi ý đưa một ví dụ liên quan đến sở thích cá nhân để tăng sự hứng thú học tập. Mọi phản hồi đều tức thì và được truyền lại cho phụ huynh, chứ không chờ đến buổi họp phụ huynh mỗi học kỳ.
Ở Mỹ, tình trạng thiếu giáo viên đã kéo dài nhiều năm do áp lực công việc và mức lương thấp. Với AI, giáo viên có thể giảm khối lượng công việc lặp lại để tập trung hơn vào phát triển học sinh, cả về kiến thức và kỹ năng sống.

Nhưng còn những lo ngại?
Một lớp học nơi AI biết rõ tính cách, sở thích và khả năng của từng học sinh nghe có vẻ lý tưởng, nhưng cũng đặt ra vấn đề lớn về quyền riêng tư và an toàn dữ liệu. Ai sẽ kiểm soát các thông tin đó? Chúng có thể bị lạm dụng không?Thêm vào đó là nỗi lo quen thuộc: học sinh sẽ ỷ lại vào AI? Sal Khan thừa nhận đây là nỗi sợ hợp lý, nhưng ông nhấn mạnh: dù AI có thông minh đến đâu, giáo viên thật mới là người dạy học sinh về trách nhiệm, giao tiếp, giải quyết xung đột và xử lý áp lực xã hội, những thứ mà AI không thể truyền đạt được như con người.
Vậy, tương lai lớp học là gì? Theo Khan, lớp học lý tưởng là sự kết hợp hài hòa: AI lo phần “kỹ thuật”, giáo viên lo phần “con người”. Phụ huynh sẽ yên tâm hơn khi biết rằng con mình vẫn cần môi trường xã hội để lớn lên, và nhà trường vẫn là nơi để trẻ học làm người, chứ không chỉ học điểm số.
Nguồn bài viết businessinsider