Tương lai mờ mịt của Windows on ARM: Khi Qualcomm và ARM "tự trói chân nhau"

Mẫn Nhi

Admin xinh gái
Thành viên BQT
Dù vừa hé lộ những tia sáng hy vọng nhờ sức mạnh vượt trội của chip Snapdragon X, nền tảng Windows on ARM lại bất ngờ đứng trước nguy cơ “chết yểu” bởi chính mâu thuẫn pháp lý dai dẳng giữa Qualcomm và ARM.

Cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 2 năm qua giữa hai ông lớn công nghệ vẫn chưa có hồi kết. ARM kiên quyết muốn “封杀” (phong sát - cấm cửa) mọi dòng máy tính PC sử dụng chip Snapdragon X. Đáp lại, Qualcomm mới đây đã chính thức đệ đơn kiện ngược lại ARM.

Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ thương vụ Qualcomm mua lại Nuvia vào năm 2019. Startup này sở hữu công nghệ lõi chip ARM độc quyền do chính các cựu kỹ sư Apple phát triển, nhắm đến thị trường bộ xử lý máy chủ.

1718345454256.png


Tuy nhiên, sau khi về tay Qualcomm, lõi chip này được “biến thân” thành “Oryon”, là “trái tim” của dòng chip máy tính Snapdragon X Elite và Snapdragon X Plus, thậm chí có thể được tích hợp vào cả các dòng chip di động (SoC) trong tương lai. ARM cho rằng động thái này đã vi phạm thỏa thuận cấp phép hiện tại, vốn không cho phép sử dụng lõi tùy chỉnh cho mục đích thương mại hóa.

Tháng 8/2022, ARM đệ đơn kiện lên Tòa án cấp Quận Delaware, Mỹ, khẳng định Qualcomm đã xúi giục Nuvia vi phạm bản quyền, buộc ARM phải chấm dứt thỏa thuận cấp phép và yêu cầu Qualcomm “khai tử” mọi công nghệ dựa trên ARM. Điều này đồng nghĩa với việc các ông lớn công nghệ như Acer, Asus, Dell, HP, Microsoft, Lenovo, Samsung,... sẽ phải “xóa sổ” toàn bộ laptop và MiniPC sử dụng chip Snapdragon X của Qualcomm.

Trước tình hình đó, Qualcomm đã chính thức “phản pháo” bằng một đơn kiện ngược lại ARM vào ngày 18/4/2024. Qualcomm tố cáo ARM cố tình cản trở công ty bằng cách ngừng cung cấp sản phẩm đã thanh toán, đồng thời đe dọa rút giấy phép nếu Qualcomm tiếp tục theo đuổi việc sử dụng lõi chip của Nuvia.

1718345461742.png


Theo Qualcomm, ARM đang âm mưu thiết lập mô hình cấp phép mới, tính phí bản quyền dựa trên giá bán thiết bị thay vì giá bộ xử lý. Điều này đồng nghĩa với việc thiết bị càng đắt, doanh thu của ARM càng cao. Qualcomm cho biết, chi phí phải trả cho ARM có thể lên tới hàng trăm triệu USD cùng mức phí bản quyền “cắt cổ” trong tương lai.

Tuy nhiên, theo Reuters, người dùng phổ thông có lẽ chưa cần quá lo lắng. Phiên tòa đầu tiên dự kiến diễn ra vào cuối năm nay và khả năng lệnh cấm bán các thiết bị Snapdragon X được ban hành là rất thấp. Rõ ràng, một kết cục như vậy sẽ là “hại người hại mình”, không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.

1718345467096.png


Mâu thuẫn nội bộ giữa Qualcomm và ARM vô tình "tự trói chân" cả hai, khiến tham vọng đưa chip ARM lên laptop và PC của ARM ngày càng xa vời. Qualcomm, vốn là đối tác cấp phép lớn thứ 2 của ARM (sau MediaTek), đang phải phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác trong việc cung cấp lõi CPU.

Thay vì hỗ trợ nhau cùng phát triển, Qualcomm và ARM lại đang tự đẩy mình vào thế khó bởi cuộc chiến pháp lý “ngàn cân treo sợi tóc” này. Liệu Windows on ARM có thể “sống sót” sau biến cố này hay không, tất cả vẫn còn là ẩn số.
#SnapdragonXElite #WindowsARM
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top