Tuyết rơi ở sa mạc Sahara

nhhgiap

Pearl
Tuyết rơi để lại khung cảnh đẹp mê hồn trên khắp các cồn cát của sa mạc Sahara sau khi nhiệt độ nơi đây giảm mạnh xuống dưới 0 độ. Những bức ảnh được chụp vào đầu tháng này cho thấy sự xuất hiện của tuyết và băng gần thị trấn Ain Sefra ở tây bắc Algeria. Đây là khu vực có tuyết chỉ vài lần trong suốt 40 năm.
Tuyết rơi ở sa mạc Sahara
Ain Sefra nằm trong Dãy núi Atlas, cao hơn 1.000m so với mực nước biển và được biết đến là “cửa ngõ vào sa mạc”. Nó nằm ở tỉnh Naama, Algeria thuộc phía bắc sa mạc Sahara, gần với biên giới Maroc.
Mặc dù có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm, tuyết và băng vẫn là hiện tượng rất hiếm. Trước đây, khu vực này từng ghi nhận những lần có tuyết vào năm 1979, 2017, 2018 và 2021. Lượng tuyết rơi rất đa dạng, từ một trận bão tuyết gây gián đoạn giao thông vào năm 1979 đến tuyết rơi dày 40 cm vào năm 2018.
Ain Sefra, được thành lập vào năm 1881 với tư cách là một thị trấn đồn trú của Pháp, có nhiệt độ cao trung bình khoảng 37 độ C vào mùa hè và đạt mức thấp kỷ lục -10,2 độ C vào mùa đông.

“Tuyết rơi ở Sahara là bất thường nhưng không phải không có tiền lệ”, phát ngôn viên của Văn phòng Met tại Vương quốc Anh nói với tờ The Independent. Trên thực tế, rất khó để xác định vai trò của khủng hoảng khí hậu trong một sự kiện thời tiết duy nhất, nhưng tiến bộ của khoa học quy kết (attribution science) khiến công tác nghiên cứu bớt khó khăn hơn.
Tuyết rơi ở sa mạc Sahara
Việc điều tra nguyên nhân của sự kiện thời tiết cực đoan ở Sahara còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu dữ liệu và nghiên cứu khoa học, trích báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) - cơ quan hàng đầu thế giới về khoa học khí hậu vào năm 2018.
Thời tiết nóng và khô hơn, cùng cuộc khủng hoảng khí hậu tại châu Phi đều là kết quả của quá trình sa mạc hóa mở rộng ở Sahara. Khủng hoảng khí hậu không diễn ra đồng đều giữa các khu vực, mặc dù nhiệt độ tăng cao ở một số nơi thì vẫn tồn tại những đợt lạnh giá nghiêm trọng.
Roman Vilfand, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Môi trường và Khí tượng Thủy văn Liên bang Nga, trả lời hãng thông tấn TASS của nước Nga rằng khủng hoảng khí hậu có thể đóng một vai trò nào đó trong sự kiện tuyết rơi ở Sahara.

“Những hiện tượng như tuyết rơi ở Sahara, đợt lạnh kéo dài ở Bắc Mỹ, thời tiết rất ấm áp ở phần châu Âu nước Nga cùng những trận mưa kéo dài gây lũ lụt ở các nước Tây Âu, đã xảy ra với tần suất thường xuyên hơn”, ông nói.
“Sự tái diễn cao của những điều kiện (thời tiết) khắc nghiệt này bắt nguồn từ hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đó không chỉ là quan điểm của tôi mà còn là ý kiến chung của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu”, ông kết luận.
Nguồn: The Independent
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top