TV OLED năm tới có thể sáng hơn nữa nhờ vào công nghệ này

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Theo các nhà cung ứng, 2 công ty màn hình LG Display và Samsung Display đang đánh giá công nghệ mới có thể giúp kéo dài tuổi thọ, tăng độ sáng cho màn hình OLED trong tương lai.
Vật liệu hữu cơ chủ yếu được chia thành 2 loại huỳnh quang (fluorescence) và lân quang (phosphorescence). Trong đó loại lân quang có hiệu suất phát sáng tốt hơn huỳnh quang nên được ứng dụng nhiều hơn. Trên các sản phẩm điện tử hiện nay, lân quang được dùng để làm diode đỏ và xanh lá, trong khi đó diode xanh dương vẫn phải sử dụng vật liệu huỳnh quanh phát sáng kém hơn. Nguyên nhân do vật liệu lân quang khi đó có tuổi thọ kém bền, không khả thi trong thực tiễn.
Tuy nhiên, trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát, nay người ta đã bước đầu khắc phục được nhược điểm này của lân quang xanh dương. Công ty vật liệu Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đưa lân quang xanh dương ra thị trường. Phó chủ tịch UDC - Mike Hack - nói với truyền thông Hàn Quốc: “Chúng tôi có kế hoạch thương mại chúng từ năm 2024. Việc đổi vật liệu OLED xanh dương từ huỳnh quang sang lân quang có thể tăng hiệu quả phát sáng lên thêm 4 lần hiện tại”.

TV OLED năm tới có thể sáng hơn nữa nhờ vào công nghệ này
Phó chủ tịch của UDC
TV OLED năm tới có thể sáng hơn nữa nhờ vào công nghệ này
Vật liệu lân quang có hiệu quả phát sáng gấp 4 lần huỳnh quanh hiện nay.
Việc thương mại hóa vật liệu phát quang mới đặc biệt có ý nghĩa với 2 công ty màn hình. Nhất là Samsung Display đang sử dụng huỳnh quanh hữu cơ để chế tạo tấm nền QD-OLED, vốn là sự kết hợp Blue OLED với chấm lượng tử. Đó là trên TV, còn với laptop và smartphone, 100% màn hình OLED hiện nay tạo màu xanh dương bằng diode huỳnh quang. Như vậy, vật liệu mới chắc chắn sẽ tạo nên những tấm nền OLED mới sáng hơn thế hệ hiện nay. Từ đó, smarphone, laptop và TV đều được hưởng lợi từ thành tựu này.
Tuy nhiên, chưa rõ liệu lân quang xanh dương có thể thương mại đúng kế hoạch trong năm 2024. Hơn nữa, còn phụ thuộc vào việc đánh giá của các hãng màn hình - liệu có phù hợp để ứng dụng vào sản phẩm thực tế không. Theo Mike Hack, các công ty màn hình vẫn đang tiếp tục đánh giá công nghệ này, đồng thời họ cũng sẽ cố gắng đưa ra giá cả hợp lý để có thể sớm thương mại loại vật liệu mới.
UDC là công ty của Mỹ, chuyên sản xuất vật liệu phát quang cho các hãng màn hình OLED như Samsung, LG, BOE,... Công nghệ của họ hiện diện trên tất cả thiết bị điện tử lắp đặt màn hình OLED do những công ty này sản xuất.

>>> TSMC lo không sản xuất đủ chip 3nm
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top