Ứng dụng đọc tin phổ biến nhất ở Mỹ lan truyền fake news được viết bằng AI, hóa ra nguồn gốc từ Trung Quốc

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Một ứng dụng miễn phí có nguồn gốc từ Trung Quốc tên “NewsBreak” là ứng dụng đọc tin nhanh được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ, đã đăng tải 1 thông tin đáng báo động về vụ xả súng xảy ra tại một thị trấn nhỏ, thời điểm đêm Giáng sinh năm ngoái.
Nó có tiêu đề: “Christmas Day Tragedy Strikes Bridgeton, New Jersey Amid Rising Gun Violence in Small Towns.” (tạm dịch: Thảm kịch ngày Giáng sinh giáng xuống Bridgeton, New Jersey, giữa lúc bạo lực súng đạn ngày càng gia tăng ở các thị trấn nhỏ).
Tuy nhiên, Sở cảnh sát Bridgeton, New Jersey, đã đăng một tuyên bố trên Facebook vào ngày 27/12 bác bỏ bài báo này. Họ chỉ ra nó được sản xuất bằng công nghệ AI và “hoàn toàn sai sự thật”. Bài đăng cho biết: “Có vẻ AI của hãng tin này đã viết 1 câu chuyện hoang đường mà không gặp vấn đề gì khi xuất bản tới độc giả.”

1717648522750.png


NewsBreak có trụ sở chính tại Mountain View, California, văn phòng tại Bắc Kinh và Thượng Hải, nói với Reuters rằng họ đã xóa bài báo này vào ngày 28 tháng 12, bốn ngày sau khi xuất bản. Công ty trấn an: “Khi NewsBreak xác định bất kỳ nội dung không chính xác nào hoặc bất kỳ hành vi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nào, chúng tôi sẽ có hành động nhanh chóng để xóa nội dung đó”.
Newsbreak cho biết họ có hơn 50 triệu người dùng hàng tháng. Ứng dụng xuất bản nội dung được cấp phép từ các phương tiện truyền thông lớn, bao gồm Reuters, Fox, AP và CNN. Ngoài ra còn có một số thông tin thu thập bằng cách tìm kiếm tin tức địa phương hoặc thông cáo báo chí trên Internet được viết lại với sự trợ giúp của AI. Nó chỉ cung cấp tại Mỹ.
Nhưng thời gian qua, ứng dụng liên tục vấp phải hàng chục vụ tố cáo sản xuất fake news (tin giả). Reuters đã nói chuyện với 7 cựu nhân viên của NewsBreak, trong đó có 5 người cho biết hầu hết công việc kỹ thuật đằng sau thuật toán ứng dụng được thực hiện tại những văn phòng đặt tại Trung Quốc. Họ yêu cầu giấu tên, trích dẫn các thỏa thuận bảo mật với NewsBreak.

1717648470170.png


Hậu quả của hàng chục vụ bịa đặt thông tin đó là hai chương trình cộng đồng địa phương hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ với Reuters rằng họ bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện sai sự thật do AI NewsBreak tạo ra. Chưa hết, một ngân hàng thực phẩm có trụ sở tại Colorado đã phải từ chối mọi người vì NewsBreak nêu sai thời điểm phân phát thực phẩm.
Đó không phải 1 mà tới 3 lần, đến nỗi ngân hàng thực phẩm này phải gửi khiếu nại lên NewsBreak, song họ chỉ nhận được sự im lặng. Harvest912, một tổ chức từ thiện ở Erie, Pennsylvania, đã gửi email cho NewsBreak về 2 bản tin không chính xác dựa trên AI, cho biết họ đang tổ chức một phòng khám chăm sóc chân 24 giờ cho người vô gia cư. Tổ chức yêu cầu cơ quan này “dừng lại và hủy bỏ” việc đưa tin sai sót.
Song, NewsBreak chỉ đối phó bằng cách thông báo đã xóa tất cả 5 bài viết sai lệch về các tổ chức từ thiện sau khi nhận báo cáo chúng có sai sót. Họ đổ lỗi các bài viết đó dựa trên nguồn tin không chính xác đăng trên một số trang web của tổ chức từ thiện. NewsBreak đã thêm vào tuyên bố miễn trừ trách nhiệm trên trang chủ của mình vào đầu tháng 3, cảnh báo nội dung của nó “không phải lúc nào cũng chính xác 100%”.

1717648479992.png


Theo 1 số slide thuyết trình, nguồn thu của ứng dụng này đến từ hiển thị quảng cáo, đối tượng chính là phụ nữ trên 45 tuổi, không có bằng đại học và sống ở các vùng ngoại ô hoặc nông thôn Mỹ. Công ty ra mắt tại Mỹ vào năm 2015 với tư cách là công ty con của Yidian, 1 ứng dụng tổng hợp tin tức ở Trung Quốc. Cả hai đều được thành lập bởi Jeff Zheng, CEO của Newsbreak. Cả hai công ty có chung bằng sáng chế được đăng ký vào năm 2015 cho thuật toán “Interest Engine” - đề xuất nội dung tin tức dựa trên sở thích và vị trí người dùng.
Norm Pearlstine, cựu Biên tập viên của Wall Street Journal và Los Angeles Times, người làm cố vấn cho NewsBreak vào thời điểm đó, đã viết trong bản ghi nhớ gửi cho Zheng: “Tôi không thể nghĩ ra cách nào nhanh hơn để phá hủy thương hiệu NewsBreak”. Ông đề cập đến việc sử dụng công nghệ AI để viết lại bài dựa trên nguồn tin từ các trang web địa phương.
Ông tỏ ra hối hận vì biết về cách đưa tin của ứng dụng Trung Quốc quá muộn. “Nếu biết về hành vi này khi còn làm việc tại LA Times, tôi đã chỉ thị cho luật sư của tòa soạn xin lệnh cấm và khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại,” - Pearlstine nói. Ông còn cho biết thêm, nhiều nhân viên vận hành ứng dụng đọc tin này thiếu hụt nghiệp vụ báo chí, “một lượng lớn nhân viên là người mới làm báo hoặc mới làm quen với thị trường Mỹ”.

1717648497702.png


Vào năm 2022, Patch Media, công ty vận hành các nguồn cấp dữ liệu tin tức địa phương kỹ thuật số ở mọi tiểu bang nước Mỹ, đã đạt được thỏa thuận trị giá 1,75 triệu đô la trong 1 vụ kiện chống lại NewsBreak vì vi phạm bản quyền, theo các tài liệu tòa án được Reuters xem xét. Cáo buộc NewsBreak đã đăng lại nhiều câu chuyện tin tức của Patch 1 cách trái phép.
Emmerich Newspapers, công ty điều hành các tờ báo ở Mississippi, Arkansas và Louisiana, đã đạt được thỏa thuận năm 2021 với NewsBreak trong một vụ kiện cáo buộc vi phạm bản quyền liên quan đến việc ứng dụng này sử dụng trái phép nội dung của Emmerich. NewsBreak cho biết việc giải quyết là “thân thiện”.
Wyatt Emmerich, chủ tịch công ty đang dính vào 1 vụ kiện với ứng dụng, cho biết nó liên quan đến việc “sao chép nguyên văn nội dung”. Anh ấy nói thêm: “Điều khiến tôi lo lắng trong tương lai là những bên tổng hợp tin tức có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết lại một phần câu chuyện của chúng tôi. Điều này khiến việc chứng minh vi phạm bản quyền trở nên khó khăn hơn. Tôi đã chứng kiến những trường hợp như vậy xảy ra trên các trang web tổng hợp tin tức.”

1717648549935.png


Trong số các nhà đầu tư vào ứng dụng đọc tin, có sự xuất hiện của cái tên IDG Capital, trụ sở tại Bắc Kinh. IDG Capital đã được thêm vào danh sách hàng chục doanh nghiệp mà Lầu Năm Góc cáo buộc có quan hệ làm ăn với quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, còn 1 công ty khác là Yidian đã thoái vốn khỏi ứng dụng từ năm 2019. Đây là 1 công ty truyền thông có liên hệ với nhà nước Trung Quốc và từng mô tả NewsBreak là 1 phiên bản dành riêng cho nước Mỹ của họ.
Theo phát ngôn viên công ty, hơn 1 nửa nhân viên của họ làm công việc R&D tại Trung Quốc. 1 danh sách từ năm 2022 được Reuters xem xét cho thấy, 100 trong số 137 kỹ sư của NewsBreak vào thời điểm đó làm việc tại Trung Quốc. Reuters đã tìm thấy 5 mẩu quảng cáo tuyển dụng được NewsBreak đăng lên các trang web tìm việc làm ở Trung Quốc.
Họ tìm kiếm những nhà phân tích hoặc kỹ sư dữ liệu, làm việc cho các văn phòng trụ sở tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Mẩu tin yêu cầu chuyên môn có khả năng “khai thác chuyên sâu” vào cơ sở “dữ liệu hành vi người dùng khổng lồ”, được thu thập từ hàng triệu người dùng app ở Mỹ.
Tuy vậy, NewsBreak khẳng định với tư cách là một doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ, họ không cần tuân theo luật kiểm soát dữ liệu của Trung Quốc. Công ty không muốn trở thành mục tiêu của giới chức Mỹ như TikTok.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top