VNR Content
Pearl
Nippon Steel, nhà sản xuất thép hàng đầu Nhật Bản và xếp thứ 4 thế giới, đã tuyên bố hôm 18/12 rằng họ sẽ mua lại US Steel với giá 14,9 tỷ USD tiền mặt.
US Steel, doanh nghiệp 122 năm tuổi của Mỹ, từng là tập đoàn lớn nhất hành tinh, và cũng là một trong những biểu tượng của ngành công nghiệp Mỹ, đã ngày càng thụt lùi và đến nay thậm chí không còn là nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ nữa, sau khi bị Nucor Steel vượt qua từ nhiều năm trước.
Nippon Steel dường như rất nóng lòng để mua lại US Steel: Công ty Nhật đã bỏ ra số tiền bằng với 142% giá cổ phiếu của US Steel, trong khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Cleveland-Cliffs chỉ đưa ra mức giá 7,3 tỷ USD - tức chỉ bằng một nửa so với mức giá cuối của Nippon Steel.
Cổ phiếu của US Steel tăng vọt sau khi thương vụ được công bố, trong khi cổ phiếu của Nippon Steel giảm sâu tới 6,1%. Nhưng Nippon Steel không hề nao núng: Chủ tịch công ty Eiji Hashimoto tuyên bố ông "không quan tâm đến biến động cổ phiếu ngắn hạn".
Vậy điều gì thúc đẩy Nippon Steel đặt cược lớn như vậy?
Lý do chính là tham vọng mở rộng sự hiện diện quốc tế của Nippon Steel.
"Việc mua lại này phù hợp với chiến lược toàn cầu của Nippon Steel," công ty cho biết trong một tài liệu dài 38 trang được công bố vào thứ Hai, chi tiết về việc mua lại US Steel.
Nippon đang tập trung nỗ lực mở rộng vào ba khu vực: Ấn Độ, nơi dự kiến nhu cầu sẽ tăng mạnh; thị trường nội địa ở châu Á; và Mỹ, thị trường thép cao cấp lớn nhất thế giới. Cả chính sách "Make in India" của New Delhi và nỗ lực của Washington - được thúc đẩy bởi Đạo luật Giảm lạm phát - nhằm đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm và công nghệ của Nippon Steel.
Nippon lưu ý rằng chi phí năng lượng tương đối rẻ ở Mỹ sẽ khuyến khích các nhà sản xuất di chuyển trở lại đó, do đó thúc đẩy nhu cầu về thép. Ngoài ra, Mỹ có các mỏ quặng sắt chi phí thấp với trữ lượng dồi dào.
Trong khi đó, việc mua lại US Steel đẩy Nippon gần hơn tới mục tiêu đạt 100 triệu tấn sản lượng thép thô mỗi năm. Sản lượng thép hàng năm của US Steel là 20 triệu tấn, ngay lập tức nâng cao năng lực sản xuất toàn cầu hàng năm của Nippon lên 86 triệu tấn. Nippon đặt mục tiêu sản xuất 60% lượng thép của mình bên ngoài Nhật Bản.
US Steel, doanh nghiệp 122 năm tuổi của Mỹ, từng là tập đoàn lớn nhất hành tinh, và cũng là một trong những biểu tượng của ngành công nghiệp Mỹ, đã ngày càng thụt lùi và đến nay thậm chí không còn là nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ nữa, sau khi bị Nucor Steel vượt qua từ nhiều năm trước.
Cổ phiếu của US Steel tăng vọt sau khi thương vụ được công bố, trong khi cổ phiếu của Nippon Steel giảm sâu tới 6,1%. Nhưng Nippon Steel không hề nao núng: Chủ tịch công ty Eiji Hashimoto tuyên bố ông "không quan tâm đến biến động cổ phiếu ngắn hạn".
Vậy điều gì thúc đẩy Nippon Steel đặt cược lớn như vậy?
Lý do chính là tham vọng mở rộng sự hiện diện quốc tế của Nippon Steel.
"Việc mua lại này phù hợp với chiến lược toàn cầu của Nippon Steel," công ty cho biết trong một tài liệu dài 38 trang được công bố vào thứ Hai, chi tiết về việc mua lại US Steel.
Nippon đang tập trung nỗ lực mở rộng vào ba khu vực: Ấn Độ, nơi dự kiến nhu cầu sẽ tăng mạnh; thị trường nội địa ở châu Á; và Mỹ, thị trường thép cao cấp lớn nhất thế giới. Cả chính sách "Make in India" của New Delhi và nỗ lực của Washington - được thúc đẩy bởi Đạo luật Giảm lạm phát - nhằm đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm và công nghệ của Nippon Steel.
Nippon lưu ý rằng chi phí năng lượng tương đối rẻ ở Mỹ sẽ khuyến khích các nhà sản xuất di chuyển trở lại đó, do đó thúc đẩy nhu cầu về thép. Ngoài ra, Mỹ có các mỏ quặng sắt chi phí thấp với trữ lượng dồi dào.
Trong khi đó, việc mua lại US Steel đẩy Nippon gần hơn tới mục tiêu đạt 100 triệu tấn sản lượng thép thô mỗi năm. Sản lượng thép hàng năm của US Steel là 20 triệu tấn, ngay lập tức nâng cao năng lực sản xuất toàn cầu hàng năm của Nippon lên 86 triệu tấn. Nippon đặt mục tiêu sản xuất 60% lượng thép của mình bên ngoài Nhật Bản.