VNR Content
Pearl
Vụ va chạm giữ vệ tinh của Trung Quốc và một mảnh tên lửa của nga xảy ra ở độ cao 780 km vào đầu năm nay đã khiến vệ tinh Yunhai 1-02 của Trung Quốc bị vỡ, tuy nhiên, nó vẫn có thể duy trì hoạt động được.
Vào tháng 3.2021, Phi đoàn Kiểm soát Không gian 18 (18SPCS) của Lực lượng Vũ trụ Mỹ đã đưa ra các báo cáo về việc vệ tinh quân sự Yunhai 1-02 của Trung Quốc phóng vào tháng 9/2019 đã xảy ra va chạm dẫn đến bị vỡ. Các chuyên gia chưa thể xác định rõ nguyên nhân, nhưng họ đã đưa ra các giả thuyết rằng có thể vệ tinh đã gặp một số trục trặc như các sự cố về điện hoặc hệ thống bên trong dẫn đến cháy, nổ hoặc có thể do va chạm với một vật khác.
Qua quá trình điều tra, Jonathan McDowell - nhà vật lý thiên văn kiêm chuyên gia theo dõi dấu vệ tinh tại trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard -Smithsonian đã kết luận nguyên nhân dẫn đến vệ tinh Yunhai 1-02 của Trung Quốc bị vỡ là do va chạm với một vật khác.
Cụ thể, vào ngày 14/8, McDowell phát hiện trong danh mục của website Space-Track cho biết một vật thể được lưu bằng mã số 48078 đã va chạm với vệ tinh. Vật thể 48078 được xác định là một mảnh rác vũ trụ nhỏ có độ rộng khoảng 10 - 50 cm, vỡ ra từ tên lửa Zenit-2 dùng để phóng vệ tinh Tselina-2 của Nga vào tháng 9/1996. 8 mảnh vỡ từ tên lửa này đã được theo dõi qua các năm, nhưng 48078 chỉ có đúng một bộ dữ liệu quỹ đạo thu thập vào tháng 3 năm nay.
Yunhai 1-02 có thể là nạn nhân của vụ va chạm với mảnh vỡ 48078. Bên cạnh đó, Yunhai 1-02 dường như vẫn "sống sót" và hoạt động sau vụ va chạm ở độ cao 780 km. Các chuyên gia cho biết, họ vẫn nhận được tín hiệu từ vệ tinh này, tuy nhiên, họ không thể nắm bắt hết các nhiệm vụ của nó và mức hộ chính xác trong các nhiệm vụ mà Yunhai 1-02 đã thực hiện.
Do vậy, ngoài những lỗi kỹ thuật từ chính các vệ tinh thì một trong những hiểm họa gây ra các vụ va chạm chính là các mảnh vỡ nhỏ từ bên ngoài không gian. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ước tính có khoảng 900.000 vật thể rộng 1 - 10 cm đang bay quanh Trái Đất. Ngoài ra, trên quỹ đạo cũng có tới 128 triệu mảnh rác với đường kính từ 1 mm đến 1 cm. Các vật thể trên quỹ đạo di chuyển cực nhanh, ví dụ, vận tốc ở độ cao của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là khoảng 27.600 km/h. Vì vậy, những mảnh vụn nhỏ cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho vệ tinh.
Mai Trần - Theo Space
Vào tháng 3.2021, Phi đoàn Kiểm soát Không gian 18 (18SPCS) của Lực lượng Vũ trụ Mỹ đã đưa ra các báo cáo về việc vệ tinh quân sự Yunhai 1-02 của Trung Quốc phóng vào tháng 9/2019 đã xảy ra va chạm dẫn đến bị vỡ. Các chuyên gia chưa thể xác định rõ nguyên nhân, nhưng họ đã đưa ra các giả thuyết rằng có thể vệ tinh đã gặp một số trục trặc như các sự cố về điện hoặc hệ thống bên trong dẫn đến cháy, nổ hoặc có thể do va chạm với một vật khác.
Cụ thể, vào ngày 14/8, McDowell phát hiện trong danh mục của website Space-Track cho biết một vật thể được lưu bằng mã số 48078 đã va chạm với vệ tinh. Vật thể 48078 được xác định là một mảnh rác vũ trụ nhỏ có độ rộng khoảng 10 - 50 cm, vỡ ra từ tên lửa Zenit-2 dùng để phóng vệ tinh Tselina-2 của Nga vào tháng 9/1996. 8 mảnh vỡ từ tên lửa này đã được theo dõi qua các năm, nhưng 48078 chỉ có đúng một bộ dữ liệu quỹ đạo thu thập vào tháng 3 năm nay.
Do vậy, ngoài những lỗi kỹ thuật từ chính các vệ tinh thì một trong những hiểm họa gây ra các vụ va chạm chính là các mảnh vỡ nhỏ từ bên ngoài không gian. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ước tính có khoảng 900.000 vật thể rộng 1 - 10 cm đang bay quanh Trái Đất. Ngoài ra, trên quỹ đạo cũng có tới 128 triệu mảnh rác với đường kính từ 1 mm đến 1 cm. Các vật thể trên quỹ đạo di chuyển cực nhanh, ví dụ, vận tốc ở độ cao của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là khoảng 27.600 km/h. Vì vậy, những mảnh vụn nhỏ cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho vệ tinh.
Mai Trần - Theo Space