Vận động viên Olympic nào cũng đi siêu giày nhưng người chạy bộ bình thường có thực sự cần chúng không?

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Nếu là người chạy bộ, có lẽ bạn sẽ thấy những người chạy marathon thi đấu tại Thế vận hội mùa hè ở Paris vừa qua đều đi những giày chạy đế carbon, còn gọi là siêu giày (super shoes).

1723436424399.png

Khi Nike phát hành đôi giày đế carbon đầu tiên, Vaporfly 4%, vào năm 2017, có thể nói đây là bước đột phá lớn nhất trong công nghệ chạy đường dài kể từ những đôi giày đua đế hình bánh quế ra mắt vào những năm 70. Với lớp bọt xốp cao và tấm sợi carbon chạy dọc đế giữa, Vaporfly hứa hẹn với người chạy bộ rằng hiệu suất sẽ tăng 4% so với giày chạy thông thường. Với tuyên bố táo bạo như vậy, đôi giày này đã suýt bị cấm tại Thế vận hội Tokyo 2020.

Giờ đây, nhờ vào kết cấu nhẹ và đế giày nảy của siêu giày, mọi công ty giày lớn đều sản xuất các mẫu siêu giày với giá khoảng 250 đô la (trung bình đắt hơn khoảng 100 đô la so với giày chạy bộ thông thường). Với mức giá đó, rõ ràng bạn cũng có thể mua được một đôi siêu giày. Nhưng thực sự thì siêu giày là gì và bạn có cần chúng không?

Siêu giày là gì?

"Kể từ những năm 70, giày chạy bộ đã được làm từ EVA", Daniel E. Lieberman, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Harvard và là một vận động viên chạy marathon lâu năm, chia sẻ với tờ NYT trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. EVA, viết tắt của ethylene-vinyl acetate, là loại bọt quen thuộc, êm ái tạo nên phần đế giữa của hầu hết các loại giày chạy bộ.

Ngược lại, siêu giày thường bao gồm bọt PEBA (polyether block amide), một loại bọt nhẹ hơn, nảy hơn với khả năng hoàn trả năng lượng tốt hơn so với EVA. Nhờ độ đàn hồi của loại bọt này, những đôi giày có hỗn hợp bọt PEBA đôi khi có thể tạo cảm giác như chúng đang đẩy bạn về phía trước. “Mỗi lần bạn chạm đất, bạn sẽ mất năng lượng”, Lieberman giải thích. “Lớp bọt trong những đôi siêu giày có một chút lò xo, nó tích trữ năng lượng và giúp đẩy bạn trở lại không trung”.

1723436462043.png

Nike Vaporfly 3
1723436521297.png

Tấm sợi carbon được gọi là Flyplate chạy dọc đế Nike Vaporfly 3​

Siêu giày có một tấm sợi carbon chạy dọc đế giày và theo Lieberman thì chức năng của nó vẫn còn là một bí ẩn. Một quan niệm sai lầm phổ biến là bản thân tấm sợi carbon này hoạt động như một lò xo. Lieberman tin rằng tấm sợi carbon này chủ yếu dùng để tăng độ ổn định cho lớp bọt PEBA rung lắc và ổn định cho đế giày.

Về mặt lý thuyết, lớp bọt đàn hồi cấu trúc siêu nhẹ và đế giữa bằng sợi carbon chắc chắn giúp các chuyển động của bạn ít tốn năng lượng hơn và giúp bạn chạy nhanh hơn trên những quãng đường dài.

Nhưng siêu giày có thực sự giúp bạn chạy nhanh hơn không?

Giày có tấm carbon đã giúp các vận động viên chuyên nghiệp đạt được kỷ lục về thời gian. Vận động viên chạy bộ ưu tú Eliud Kipchoge đã đi siêu giày khi anh phá vỡ kỷ lục thời gian chưa đến hai giờ của cuộc chạy marathon. Nhưng còn những người chạy bộ bình thường thì sao?

1723436608892.png

Eliud Kipchoge đi siêu giày Nike khi tham gia giải marathon Boston 2023​

Trong khoảng một tháng, trang công nghệ Wirecutter thuộc tờ New York Times cho biết họ đã yêu cầu những người chạy bộ ở nhiều cấp độ khác nhau trong tòa soạn đổi giày chạy bộ thông thường của họ sang siêu giày. Wirecutter đã yêu cầu những người thử nghiệm mang siêu giày khi chạy dài hơn 5KM trong điều kiện chạy đường trường ngoài trời mô phỏng theo cách mà những người chạy bộ chuyên nghiệp sử dụng trong các cuộc chạy marathon trong thành phố. Wirecutter cho biết họ đã không thử nghiệm siêu giày trên máy chạy bộ, vì máy chạy ở tốc độ được thiết lập trước và do đó sẽ làm sai lệch kết quả.

Những người tham gia thử nghiệm của Wirecutter được yêu cầu đi thử một trong sáu loại siêu giày phổ biến gồm: Nike Vaporfly 3, Adidas Adizero Adios Pro 3, Saucony Endorphin Pro 4, Altra Vanish Carbon 2, On Cloudboom Echo 3 và New Balance FuelCell SuperComp Elite v4. Đây là những giày chạy bộ chủ lực từ các thương hiệu giày chạy bộ hàng đầu. Mục tiêu thử nghiệm không phải là tìm ra mẫu siêu giày nào là "tốt nhất" mà là để có được ấn tượng đầu tiên về đôi giày từ những người chạy bộ thường xuyên.

Về việc liệu những đôi giày này có phù hợp với những người chạy bộ tại Wirecutter hay không, câu trả lời là "tương đối".

Ngay cả trong số những người chạy bộ chuyên nghiệp, việc quy kết sự gia tăng hoặc giảm hiệu suất cho một biến số duy nhất là vô cùng khó khăn. Kết quả hàng ngày có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như giấc ngủ, tâm trạng, thời tiết và chế độ ăn uống, chưa kể đến sự thúc đẩy về mặt tâm lý mà bạn có thể trải qua trong giai đoạn đầu chạy bằng một đôi giày mới.

Trong thử nghiệm của Wirecutter, một số người thử nghiệm cho biết không thấy lợi ích chung nào ở siêu giày trong các lần chạy trung bình 10 Km và một số người nhận thấy hiệu suất tăng vừa phải khi chạy các quãng đường ngắn 2-3 Km. Tuy vậy, một số người cho biết họ cảm thấy thoải mái hơn ở mỗi sải chân và có lực đẩy mạnh hơn mỗi lần tiếp đất.

1723436681352.png

Adidas Adizero Adios Pro 3​

Julia Bush, phó giám đốc xã hội và cộng đồng của Wirecutter, đã thử nghiệm Adidas Adizero Adios Pro 3 (250 USD) và đạt được thời gian chạy nhanh hơn đáng kể. Cô đã tăng từ tốc độ chạy từ 9 phút 40 mỗi dặm (mỗi dặm = 1,6 Km) khi đeo giày thể thao thông thường lên tốc độ chạy 8 phút 57 mỗi dặm khi chạy trong giày siêu nhẹ. Julia cho biết "Tôi cảm thấy như mình đang chạy trên lò xo. Tôi đã chạy nhiều hơn bình thường trong vài tuần qua chủ yếu là do thử nghiệm nhưng cũng vì chúng mới lạ, ngộ nghĩnh và thú vị khi đeo".

Julia cho biết cô nghi ngờ rằng một phần thành tích của cô có thể là do hiệu ứng giả dược. Ngay cả khi đó là tất cả những gì siêu giày Adidas mang lại, thì việc giảm tới 43 giây so với tốc độ chạy trên giày thông thường của Julia vẫn cho thấy sự thúc đẩy về mặt tâm lý mà giày chuyên dụng có thể mang lại.

Ben Frumin, tổng biên tập của Wirecutter, đã thử nghiệm Nike Vaporfly 3 (260- 275 đô la) và anh ấy cho biết anh ấy cảm thấy như mình đang "bay" trong khi chạy bộ 4 dặm. Tốc độ chạy trung bình một dặm của anh ấy giảm xuống dưới 8 phút mà không hề hay biết. Anh ấy nói rằng "Tôi thậm chí không cố chạy nhanh như vậy. Đôi giày khiến tôi cảm thấy dễ dàng". Anh ấy cũng chạy 800 mét và giảm hơn 10 giây trong một số trường hợp. Anh ấy nói thêm rằng "Tôi không nhớ lần cuối cùng mình chạy 800 mét trong 2 phút 56 giây.”

Biên tập viên giám sát Ingrid Skjong (cũng là huấn luyện viên cá nhân được chứng nhận) đã chạy bằng Altra Vanish 2 (260 đô la), một mẫu giày có độ dốc thấp và cô ấy lưu ý rằng chạy nhanh dễ dàng hơn nhiều khi đi giày này. Cô ấy nói rằng "Chúng giúp tôi giảm bớt một phần công sức thường tập trung vào việc xoay người, chân tôi chỉ bay và chúng tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ khi chạy".

Người chạy bình thường có nên mua siêu giày không?

Từ phía các chuyên gia, nhiều ý kiến cho rằng siêu chạy thực sự giúp cải thiện hiệu quả chạy, thậm chí có người còn gọi đó là doping công nghệ. Nhưng với những chạy bình thường thì có nên mua siêu giày, một loại giày có thể giúp bạn chạy nhanh hơn không?

1723436715975.png

Theo Matthew Klein, giáo sư vật lý trị liệu tại Trung tâm nghiên cứu sau đại học của Đại học West Coast và là người sáng lập ra Doctors of Running, siêu giày tốt nhất nên dùng cho các lần chạy khi bạn đang cố gắng hết sức.

Cơ thể chuyển động rất khác khi chạy nhanh so với khi chạy bộ nhẹ, và siêu giày được thiết kế cho những lần chạy nhanh hơn.

"Siêu giày được thiết kế để chạy nhanh hơn. Theo quan điểm cơ sinh học về cách bạn gây sức ép lên giày khi chạy và cách hoạt động của hình dạng tấm xốp, chúng không dành cho những bước chạy nhẹ nhàng. Giống như sử dụng xe thể thao để mua đồ tạp hóa vậy", Matthew Klein nói.

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể hưởng lợi từ siêu giày. Matthew Klein cho biết tốc độ là yếu tố quan trọng khi xác định xem siêu giày có phù hợp hay không Nếu bạn quan tâm đến việc cải thiện tốc độ chạy thì việc đầu tư một đôi siêu giày là hợp lý.

Ở khía cạnh khác, siêu giày cũng có thể đi kèm với nguy cơ chấn thương cao hơn. Các lớp bọt dày, mềm có thể khiến siêu giày không ổn định như giày chạy thông thường. Vì vậy, siêu giày là giày đi bộ cực kỳ tệ.

Julia, người đã thử nghiệm siêu giày Adidas, cho biết: "Đi bộ bằng chúng thật buồn cười. Tôi đã từng đến cửa hàng tạp hóa sau khi chạy và loạng choạng đi về nhà với túi đồ của mình.”

Ingrid, người chạy bằng giày Altras, cũng có chung cảm xúc. “Lần đầu tiên đi giày, tôi nghĩ mình sẽ ngã về phía trước, lực đẩy quá mạnh so với giày chạy thông thường của tôi,” cô giải thích.

Hầu như tất cả những người thử nghiệm siêu giày của Wirecutter đều bị đau hoặc căng cơ bắp chân sau những lần chạy đặc biệt khó khăn. Theo Lieberman và Klein, điều này có thể là do siêu giày làm thay đổi cách các cơ và khớp trong cơ thể. Bất kỳ ai có tiền sử bệnh lý ở bắp chân nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử giày siêu nhẹ.

Trong một số trường hợp, lực đẩy của siêu giày khiến người chạy mất kiểm soát cơ chế của mình. Ingrid cho biết “Tôi đã tăng tốc như tên bắn. Nhưng tôi phải kiểm tra lại dáng chạy của mình và đảm bảo rằng tôi kiểm soát được sải chân của mình vì chúng mạnh mẽ hơn nhiều so với giày chạy bộ hàng ngày”.

Cả Ingrid và Ben đều bày tỏ lo ngại về khả năng bị thương khi đi những đôi giày này. “Giống như đôi giày khiến tôi hơi mất thăng bằng và khiến chân tôi chạy nhanh hơn khả năng xử lý của hông”, Ben nói.

Do sự bất ổn này, Klein cho biết ông có thể sẽ không khuyến khích những người bị bệnh lý hông chạy bằng siêu giày. Và tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi thử những thiết bị khác biệt đáng kể.

>> “Siêu giày” trong marathon hoạt động thế nào

>> Cuộc đua sản xuất những đôi giày chạy nhanh nhất thế giới

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top