Văn hóa nhậu nhẹt sau giờ làm ở Hàn Quốc quay trở lại

Khi Hàn Quốc chuyển hướng sang 'sống chung với Covid-19', thì văn hóa ăn nhậu sau giờ làm (hoesik) là một trong những thứ đầu tiên quay trở lại. Sau gần 1,5 năm gián đoạn, sự trở lại của các bữa ăn nhậu sau giờ làm, thường liên quan đến uống rượu hoặc chất có cồn vấp phải những phản ứng trái chiều của người lao động. Trong khi nhiều dân văn phòng tỏ ra phản đối thì các chủ doanh nghiệp nhỏ, chủ nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch lại hoan nghênh. Tại nhà hàng đồ nướng Hàn Quốc Blue Roof Town ở quận Mapo ở Seoul, một trong những khu vực nổi tiếng bậc nhất về tụ tập sau giờ làm việc, lượng đặt chỗ đã tăng lên sau quyết định của chính phủ nước này cho phép tụ tập 10 người ở Seoul và các khu vực lân cận. 'Mọi người đã biết về các lệnh nới lỏng bắt đầu từ ngày 1/11 nên việc đặt chỗ cho hoesik (vào tháng 11) đã được thực hiện. Việc đặt chỗ cho các nhóm 6, 7 hoặc 8 người là điều mà chúng tôi không thấy trong suốt thời gian dài vừa qua thì đã xuất hiện gần đây', Song - quản lý nhà hàng Blue Roof Town cho biết.
Văn hóa nhậu nhẹt sau giờ làm ở Hàn Quốc quay trở lại
Đường phố Hongdae ở Mapo-gu, phía Tây Seoul, nhộn nhịp người qua lại vào ngày 1/11 Các công ty sản xuất rượu cũng chào đón sự thay đổi kể trên ở Hàn Quốc. Oriental Brewery đã khởi động một chiến dịch tiếp thị trực tiếp cho loại bia bán chạy của mình. Trong khi đó, một nhà sản xuất rượu cho biết một số nhà hàng đã đặt hàng 'nhiều hơn bình thường' với hy vọng tăng doanh thu. Chae, một nhân 40 tuổi làm việc trong công ty về lĩnh vực điện tử cho biết anh rất vui mừng khi hoesik trở lại. Anh cho cho rằng những buổi ăn nhậu sau giờ làm sẽ làm thân thiết hơn tình đồng nghiệp. Chae nói: 'Sau 1,5 năm không có hoesik, tôi thực sự cảm thấy nó cần trở lại. Hoesik không chỉ là những giờ nhậu nhẹt vô bổ mà còn là cách để giao tiếp và tăng cường tinh thần làm việc nhóm. Ngoài ra, nó cũng giúp tôi có cơ hội để làm quen với những người mới được tuyển dụng trong năm nay'. Sagong Byung-yong, 30 tuổi, làm việc trng một công ty kế toán ở quận Youngsan cho biết anh đã lên lịch tổ chức một cuộc thi hoesik ở Hannam-dong, trung tâm Seoul ngay sau khi chính phủ Hàn Quốc thông báo nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19.
Văn hóa nhậu nhẹt sau giờ làm ở Hàn Quốc quay trở lại
Đường phố Seoul vào ngày 1/11 Tuy nhiên, phản ứng với việc hoesik quay trở lại có vẻ khác nhau giữa các thế hệ ở Hàn Quốc. Trong khi những người lớn tuổi một chút cảm thấy thích thú thì người trẻ lại tỏ ra kém nhiệt tình hơn. 'Tôi thực sự muốn dành thời gian buổi tối (kể cả sau đại dịch) cho bản thân, ví dụ như tập thể dục chẳng hạn. Tôi lo lắng rằng hoesik có thể cản trở thói quen lành mạnh này của tôi', Ji Yeong-gyu, 34 tuổi, làm việc tại một công ty con của Samsung cho biết. Trong khi đại dịch có thể thay đổi cách các công ty thực hiện hoesik thì Lim, một nhân viên văn phòng 33 tuổi tin rằng văn hóa này sẽ không bao giờ mất đi. 'Tôi hy vọng những hành vi không hợp vệ sinh trong hoesik như dùng chung ly... sẽ biết mất trong giai đoạn 'sống chung với Covid-19'. Hoesik là một phần của cuộc sống văn phòng Hàn Quốc và nó sẽ không biến mất'. Mặc dù văn hóa ăn nhậu sau giờ làm ở Hàn Quốc quay trở lại gặp phải những phản ứng trái chiều nhưng theo giáo sư Ahn Dong-hyun tại khoa kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul thì nỗ lực của các chủ doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ, bao gồm thực phẩm, đồ uống, du lịch và lưu trú là đáng ghi nhận. Ông cho biết: 'Phần lớn thành công của các lệnh phong tỏa tại Hàn Quốc là nhờ sự hy sinh của những chủ doanh nghiệp nhỏ. Họ xứng đáng nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ chính phủ'. Theo Koreaherald
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top