Vệ tinh ERS-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) có kích thước khổng lồ. Nó dài 11,8 mét và nặng 2.516 kg, to gần như một chiếc xe buýt. Mẫu vệ tinh này bị mất kiểm soát, sẽ rơi xuống Trái Đất vào rạng sáng 22/2 (theo giờ Việt Nam). Các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ vệ tinh này sẽ rơi xuống đâu.
Vệ tinh ERS-2 được ESA phóng lên vũ trụ vào ngày 21/4/1995 và là vệ tinh tiên tiến nhất của Châu Âu trong một vài năm. Chức năng của nó là nghiên cứu các cơn bão và lũ lụt xảy ra trên khắp thế giới, phân tích biến đổi khí hậu.
Vệ tinh hoàn thành công việc vào năm 2011 nên ESA quyết định cho vệ tinh “nghỉ hưu”. Họ đã thực hiện 66 lần thay đổi quỹ đạo để cạn kiệt toàn bộ nhiên liệu cũng như pin, khiến độ cao của nó giảm từ 785km xuống còn 583 km. Đó là một hoạt động phổ biến với các vệ tinh không được sử dụng: chúng được đưa ra khỏi khu vực đông đúc, nơi phần lớn các vệ tinh hoạt động và hạ xuống quỹ đạo ít vệ tinh di chuyển hơn.
Sau khi tắt, vệ tinh ERS-2 sẽ rơi từng chút một, bị hút bởi lực hấp dẫn của Trái đất, cho đến khi đi vào bầu khí quyển và tan rã. Sự tan rã này có thể mất tới 15 năm vì nó quay quanh quá nhanh nên lực hấp dẫn ít ảnh hưởng đến nó.
Cuối cùng, 13 năm sau khi nghỉ hưu, vệ tinh SAR-2 hiện chỉ còn cao 80 km và sẽ đi vào bầu khí quyển vào ngày 21/2/2024. Nó sẽ gần như bị phá hủy hoàn toàn, mặc dù có khả năng một số mảnh nặng tới 50 kg sẽ rơi xuống Trái đất. Theo ESA, với 70% bề mặt Trái đất là nước và con người sống rải rác ở phần còn lại, khả năng một mảnh vỡ rơi trúng một người là 1 trên 100 tỷ.
Các mảnh vỡ của vệ tinh có thể nặng tới 50 kg.
Khả năng đó thấp hơn 1,5 triệu lần so với việc xảy ra tai nạn ở nhà và khả năng bị sét đánh thấp hơn 65.000 lần. ESA thậm chí còn cung cấp một trang web cập nhật vị trí của ERS-2 theo thời gian thực.
Nhìn chung, vệ tinh SRS-2 sẽ rơi xuống Trái đất vào ngày 21/2, và mặc dù khả năng nó gây ra thiệt hại là rất nhỏ nhưng xác suất đó sẽ tăng lên khi ngày càng nhiều vệ tinh và tàu vũ trụ được đưa vào quỹ đạo.
>> Sự bùng nổ vệ tinh đang biến đổi bầu trời đêm Trái đất
Vệ tinh hoàn thành công việc vào năm 2011 nên ESA quyết định cho vệ tinh “nghỉ hưu”. Họ đã thực hiện 66 lần thay đổi quỹ đạo để cạn kiệt toàn bộ nhiên liệu cũng như pin, khiến độ cao của nó giảm từ 785km xuống còn 583 km. Đó là một hoạt động phổ biến với các vệ tinh không được sử dụng: chúng được đưa ra khỏi khu vực đông đúc, nơi phần lớn các vệ tinh hoạt động và hạ xuống quỹ đạo ít vệ tinh di chuyển hơn.
Sau khi tắt, vệ tinh ERS-2 sẽ rơi từng chút một, bị hút bởi lực hấp dẫn của Trái đất, cho đến khi đi vào bầu khí quyển và tan rã. Sự tan rã này có thể mất tới 15 năm vì nó quay quanh quá nhanh nên lực hấp dẫn ít ảnh hưởng đến nó.
Cuối cùng, 13 năm sau khi nghỉ hưu, vệ tinh SAR-2 hiện chỉ còn cao 80 km và sẽ đi vào bầu khí quyển vào ngày 21/2/2024. Nó sẽ gần như bị phá hủy hoàn toàn, mặc dù có khả năng một số mảnh nặng tới 50 kg sẽ rơi xuống Trái đất. Theo ESA, với 70% bề mặt Trái đất là nước và con người sống rải rác ở phần còn lại, khả năng một mảnh vỡ rơi trúng một người là 1 trên 100 tỷ.
Khả năng đó thấp hơn 1,5 triệu lần so với việc xảy ra tai nạn ở nhà và khả năng bị sét đánh thấp hơn 65.000 lần. ESA thậm chí còn cung cấp một trang web cập nhật vị trí của ERS-2 theo thời gian thực.
Nhìn chung, vệ tinh SRS-2 sẽ rơi xuống Trái đất vào ngày 21/2, và mặc dù khả năng nó gây ra thiệt hại là rất nhỏ nhưng xác suất đó sẽ tăng lên khi ngày càng nhiều vệ tinh và tàu vũ trụ được đưa vào quỹ đạo.
>> Sự bùng nổ vệ tinh đang biến đổi bầu trời đêm Trái đất