Ví điện tử Moca sắp dừng hoạt động rồi, phải làm sao nếu tiền vẫn còn trong ví?

Mai Nhung

Writer
Thông tin mới nhất từ CTCP Công nghệ và dịch vụ Moca (Moca), qua những đánh giá cẩn trọng, đơn vị này quyết định dừng hoạt động ví điện tử Moca để thực hiện chiến lược tái cấu trúc nhằm hướng đến tăng trưởng bền vững.

7b5320eb0ca4e5fabcb5_jpg_webp_75.jpg

Chính vì thế, từ 1-7 tới đây đơn vị này sẽ ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca trên ứng dụng Moca và Grab.

Công ty Moca cho biết sẽ ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca vào ngày 1-7 để tái cấu trúc. Ảnh: HẠ QUYÊN

Số tiền còn dư trong ví điện tử Moca, khách hàng có thể chi tiêu cho các dịch vụ hoặc rút tiền về tài khoản/thẻ ngân hàng liên kết, từ nay đến hết 30-6.

Theo đó, Moca sẽ tiến hành hoàn tiền cho người dùng vẫn còn số dư trong tài khoản. Dự kiến quá trình hoàn tiền sẽ hoàn tất chậm nhất vào 31-7.

Đại diện Moca cũng khẳng định, nỗ lực phối hợp với các đối tác ngân hàng để đảm bảo việc hoàn trả số dư trên ví Moca.

Trước đó, Moca cũng đưa ra thông báo từ 31-5 sẽ ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn trên ứng dụng Grab. Đồng thời ngưng cung cấp 2 dịch vụ thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại trên ứng dụng của Moca.

Tới nay, phía Grab vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin bình luận nào. Dù vậy việc thanh toán qua ví điện tử trên Grab được cho là vẫn sẽ đảm bảo, bởi từ cuối tháng 11-2023, Grab đã kết hợp với ứng dụng Momo để tích hợp thêm phương thức thanh toán trên ứng dụng, dù thời điểm đó đã có Moca.

Từng là phương thức thanh toán trung gian duy nhất trên Grab, nhưng Moca đã phải chấp nhận chia sẻ thị phần với MoMo sau cú bắt tay chính thức của ví điện tử này với Grab Việt Nam vào tháng 11/2023. Theo đó, hơn 30 triệu người dùng ví điện tử MoMo có thể thanh toán trên ứng dụng Grab khi đặt xe, mua đồ ăn, đi chợ online,…


z5495548167450_7774f815afada8b9d9ef09ad689687f7.jpg


Moca được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán vào năm 2016.

Khi đó, Moca là tên tuổi mới trên thị trường thanh toán điện tử, được khai sinh vào năm 2013 bởi một nhóm các cộng sự tâm huyết đã theo đuổi việc làm thanh toán điện tử suốt gần một thập kỷ.

Trong đó, nổi lên hai nhân vật chính là ông Trần Thanh Nam, Chủ tịch – CEO (từng làm Microsoft bên Mỹ) và Nguyễn Quang Dũng, Giám đốc phát triển sản phẩm (từng làm Google ở Silicon Valley) sở hữu 14,4%. Sự đam mê đối với hình thức thanh toán điện tử ở Việt Nam, sau khi cả hai đã bỏ nước ngoài về làm việc trong nước, là yếu tố quyết định đưa hai người đến với nhau.

Trước thời điểm “bán mình”cho Grab, Moca đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Moca cũng có hai nhóm nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cả trong và ngoài nước rót vốn. Tuy nhiên, Moca có muốn huy động thêm khoảng 5 triệu USD để tăng tốc cho giai đoạn đó. Tháng 9/2018, có thông tin Grab đã chi ít nhất 2,8 tỷ đồng mua lại 3,523% cổ phần Moca từ Access Venture Capital.

1717165868567.png

Theo đánh giá của FiinGroup, đơn vị chuyên lĩnh vực cung cấp dịch vụ tích hợp về dữ liệu tài chính, thông tin kinh doanh, nghiên cứu ngành và dịch vụ thời gian qua, thị trường ví điện tử của Việt Nam đã chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng.

Cụ thể, giai đoạn 2018-2023, số lượng và giá trị giao dịch thông qua ví điện tử liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số, với tốc độ hàng năm lần lượt là 80,4% và 83,5%. Tính đến cuối năm 2023, có 36 triệu ví điện tử hoạt động tại Việt Nam.

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, thị trường ví điện tử trong nhiều năm qua vẫn đối mặt với cuộc đua đốt tiền để giữ chân khách hàng.

Cùng với đó, dù thị trường của dịch vụ thanh toán trung gian đông đúc như thế, nhưng FiinGroup nhìn nhận, lượng người sử dụng ví điện tử chỉ tập trung ở vài ông lớn, đặc biệt là Momo, ShopeePay, VNPay, ZaloPay…

Đến cuối 2024, FiinGroup dự báo có 50 triệu ví điện tử hoạt động tại Việt Nam, tăng gần 40% so với năm ngoái.



#vímocadừnghoạtđộng
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top