Vì sao có thể đi tiểu mà không đại tiện nhưng lại không thể đại tiện mà không tiểu thêm 1 ít?

Dưới đây là câu trả lời của bác sĩ đa khoa người Anh Nish Manek trên Science Focus.
Cơ quan kiểm soát sự đi ra của chất thải trong cơ thể chúng ta là các cơ tròn được gọi là cơ vòng hay cơ thắt. Các cơ vòng thắt bên ngoài nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Cơ thắt quanh niệu đạo nhỏ hơn cơ thắt hậu môn, vì vậy khi bạn quyết định đi tiểu, bạn có thể thả lỏng nó mà không thả lỏng toàn bộ sàn chậu. Điều này có nghĩa là bạn có thể đi tiểu mà không cần đi cầu cùng lúc.
Vì sao có thể đi tiểu mà không đại tiện nhưng lại không thể đại tiện mà không tiểu thêm 1 ít?
Tuy vậy, khi bạn đại tiện, sự thả lỏng cơ thắt hậu môn (mạnh hơn) cũng làm giảm căng thẳng ở cơ thắt niệu đạo (yếu hơn), làm cho nước tiểu đi ra đồng thời. Có phải lúc nào điều này cũng đúng hay không? Thật ra, trường hợp đại tiện mà không tiểu tiện vẫn có thể xảy ra nhưng rất khó thực hiện.
Sàn chậu là một nhóm các cơ nằm dưới cùng vùng xương chậu, nâng đỡ các cơ quan trong khung chậu như bàng quang, tử cung (ở nữ), tuyến tiền liệt (ở nam), trực tràng.

>>> Đi nặng 1 lần/ngày liệu có cần thiết cho sức khỏe?

Nguồn: Science Focus
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top