Vì sao con người có thể đồng cảm với người khác?

Ngay từ khi lọt lòng, mỗi người chúng ta đều đã có khả năng đồng cảm, đó là lý do mà trẻ sơ sinh có thể khóc khi nghe một đứa trẻ khác khóc. Vậy, khả năng kỳ diệu này từ đâu mà có?

Vai trò của sự đồng cảm

Tâm lý học mô tả sự đồng cảm là “khả năng tự nhiên để chia sẻ, hiểu và quan tâm tới trạng thái tình cảm của người khác”.
Vì sao con người có thể đồng cảm với người khác?
Con người là những sinh vật có khả năng đồng cảm bẩm sinh Mặc dù có vẻ không quan trọng, nhưng sự đồng cảm là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta hòa nhập và giao tiếp với mọi người xung quanh, giúp chúng ta hiểu hành động của người khác và lý do đằng sau hành động của họ. Sự đồng cảm phát triển nhằm thúc đẩy hành vi hợp tác giữa các cá nhân và giúp tạo ra mối liên kết. Nghiên cứu cho thấy, thiếu sự đồng cảm có thể dẫn đến giảm hiểu biết về đạo đức và hành vi hung hăng, từ đó làm cho một người trở nên ********* xã hội.

Cơ chế của sự đồng cảm

Theo nghiên cứu, có 3 thành phần để tạo nên khả năng đồng cảm ở mỗi người. Đầu tiên là khả năng cảm nhận và chia sẻ cảm xúc với người khác, hay còn gọi là “lan tỏa cảm xúc'. Thứ hai là khía cạnh nhận thức của sự đồng cảm, được gọi là "Lý thuyết về Tâm trí", giúp chúng ta tiếp nhận quan điểm của một người khác. Thành phần này giúp chúng ta 'đặt mình vào vị trí của người khác'. Thành phần thứ ba bao gồm các cơ chế giúp chúng ta cảm thông cho một người khác thông qua việc hiểu trải nghiệm của họ.

Lý thuyết về tâm trí

Thành phần đầu tiên - “lan tỏa cảm xúc” phát triển ở người ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh. Trong khi đó, thành phần thứ hai - “lý thuyết về tâm trí” (ToM), phát triển khi trẻ khoảng 3-4 tuổi. Những người thiếu ToM, chẳng hạn như người mắc chứng Tự kỷ, thường rất hạn chế trong việc tiếp nhận quan điểm. Để hiểu rõ tầm quan trọng của ToM đối với hoạt động xã hội bình thường của con người, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một bài test đặc biệt, được gọi là “thử nghiệm Sally Anne” đối với những trẻ tự kỷ và cả trẻ bình thường.
Vì sao con người có thể đồng cảm với người khác?
Hình vẽ mô tả thử nghiệm Sally Anne Trong bài test này, mỗi đứa trẻ được cho xem hai con búp bê - Sally và Anne. Sau đó, trẻ được xem tình huống: Sally có một cái giỏ và Anne có một cái hộp. Sally bỏ một viên bi vào giỏ và rời khỏi phòng. Trong khi chờ đợi, Anne lấy viên bi và giấu nó trong hộp. Sally trở lại phòng và muốn tìm bi để chơi, cô bé sẽ tìm nó ở đâu? Một đứa trẻ bình thường sẽ hiểu rằng người đã vắng mặt là Sally sẽ tìm viên bi trong giỏ, nhưng trẻ tự kỷ không thể đặt mình vào hoàn cảnh của Sally và do đó thường trả lời rằng viên bi nằm trong hộp. Những khiếm khuyết như vậy có tác động sâu sắc đến khả năng diễn giải và hiểu các tình huống xã hội trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Cơ sở não bộ của sự đồng cảm

Các nhà khoa học khẳng định rằng khả năng đồng cảm của chúng ta đến từ “hệ thống nơ-ron phản chiếu” trong não. Các nơ-ron phản chiếu vốn là một phần của hệ thống cảm giác, được kích hoạt khi chúng ta thực hiện các hành động. Hệ thống này cũng hoạt động khi chúng ta quan sát cùng một hành động được thực hiện bởi những người khác, giúp chúng ta nhận xét hành động của người đó và hiểu rõ hơn về họ.
Vì sao con người có thể đồng cảm với người khác?
Các nơ-ron phản chiếu trong não hoạt động khi chúng ta quan sát hành động của người khác hoặc tự thực hiện chúng Các nhà nghiên cứu đã làm gián đoạn hoạt động của nơ-ron phản chiếu bằng cách sử dụng “kích thích từ xuyên sọ” (TMS). Các nơ-ron này tập trung ở các vùng như thùy nhỏ ở não trước và vỏ não đai, khi bị ngưng hoạt động đã dẫn đến các vấn đề trong việc nhận biết cảm xúc. Các phát hiện tương tự cũng được quan sát thấy trong các nghiên cứu trên bệnh nhân bị tổn thương ở những vùng não này. Theo các nghiên cứu hình ảnh não gần đây, khi một người bị đau cũng như nhìn thấy người khác đau đớn, não người đó sẽ có những phản ứng tương đương nhau. Những phát hiện này cho thấy não người tạo ra sự đồng cảm khi chúng ta gián tiếp nhận xét các hành động bằng cách “phản chiếu” chúng trong não bộ nhờ vào hệ thống nơ-ron phản chiếu. Vì vậy, mặc dù nhiều sự kiện không phải do chúng ta trải qua, nhưng chúng ta gần như cảm nhận được chúng như những người trong cuộc.

Chức năng của sự đồng cảm

Chứng rối loạn các kỹ năng đồng cảm có thể dẫn đến một loạt các rối loạn khác. Sự thiếu hụt trong thành phần “Lý thuyết về Tâm trí” được thấy ở những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Điều này khiến họ không thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, nhưng vẫn có thể trải nghiệm và thể hiện sự đồng cảm với mọi người. Mặt khác, chứng “thái nhân cách” gây ra sự hạn chế trong khả năng “lan tỏa cảm xúc”. Điều này có nghĩa là những người như vậy không có phản ứng cảm xúc tự động đối với trải nghiệm của người khác, nên rất khó để cảm thông hoặc hiểu đạo đức. Các nghiên cứu về các chứng rối loạn này cho thấy, sự thiếu đồng cảm có thể khiến cuộc sống của một người bị xáo trộn rất lớn.
Vì sao con người có thể đồng cảm với người khác?
Sự đồng cảm giúp chúng ta gắn kết với những người khác trong xã hội Con người vốn dĩ là sinh vật xã hội và sự đồng cảm đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài việc giúp chúng ta trở thành những người có đạo đức và xã hội hơn, sự đồng cảm giúp chúng ta hiểu ý định và hành động của người khác, giúp mỗi người hoạt động như một đơn vị trong xã hội. Theo Science ABC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top