ngocmai25tran
Pearl
Giới quan sát cho rằng có nhiều lý do khiến giá dầu khó hạ nhiệt, bao gồm nhu cầu toàn cầu bùng nổ và không thể bù đắp nguồn cung dầu từ Nga.
Giá dầu đã tăng vọt trở lại như những ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine. Hồi đầu tuần trước, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu tăng vọt lên 124 USD/thùng. Tính đến ngày 5/6, theo dữ liệu của Trading Economics, dầu Brent được giao dịch quanh ngưỡng 121 USD/thùng.
Giá dầu giảm nhẹ phần lớn do các nhà đầu tư tin rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bơm thêm dầu. Nhưng điều đó cũng không có tác động quá lớn đối với giá dầu và lạm phát. Theo giới quan sát, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) và sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến giá dầu duy trì ở mức cao.
Theo ông Matt Smith - nhà phân tích về dầu mỏ tại Kpler, giá dầu sẽ vẫn duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng.
Giá dầu Brent biến động dữ dội trong vòng một tuần qua. Ảnh: Trading Economics.
"Vấn đề nằm ở chỗ ngay cả khi thế giới đối mặt với suy thoái kinh tế, giá dầu cũng không thể giảm một cách đáng kể. Bởi vấn đề từ phía nguồn cung", ông nói thêm.
Hôm 30/5, giới chức EU đã thống nhất về lệnh cấm nhập khẩu 90% dầu từ Nga. Đây là một phần trong gói trừng phạt thứ 6 nhắm vào Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo ông Smith, EU sẽ tiếp tục tìm kiếm những nguồn cung thay thế. Theo dữ liệu của Kpler, nhập khẩu dầu thô từ Angola đã tăng gấp 3 lần kể từ khi Nga đổ quân vào Ukraine. Còn nhập khẩu dầu Brazil và Iraq tăng lần lượt 50% và 40%.
"Việc tìm đến những nguồn cung dầu ở xa hơn cũng khiến giá tăng cao", ông Roslan Khasawneh, - nhà phân tích tại công ty dữ liệu năng lượng Vortexa - bình luận. "Chi phí vận chuyển cao hơn (do các tuyến đường dài hơn) sẽ làm tăng giá dầu", ông giải thích.
Các chính phủ trên toàn cầu có thể đưa ra những biện pháp nhằm hạ nhiệt giá dầu, bao gồm trợ giá nhiên liệu và áp dụng mức giá trần. Nhưng khó có thể tăng nguồn cung một sớm một chiều.
Năm ngoái, Nga chiếm 14% nguồn cung dầu toàn cầu, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tạo ra khoảng trống đáng kể trên thị trường toàn cầu.
Theo IEA, sản lượng dầu của Nga đã giảm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 4. Con số này được dự báo tăng lên 3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023.
IEA cho rằng sản lượng dầu toàn cầu, ngoại trừ Nga, sẽ tăng 3 triệu thùng/ngày trong phần còn lại của năm. Điều này có thể cân bằng tác động của các lệnh trừng phạt.
Nhưng ông Smith cho rằng điều này khó có thể xảy ra. Ngay từ trước cuộc chiến ở Ukraine, các nhà máy dầu đã giảm đầu tư và chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.
"Kết quả đáng thất vọng từ cuộc họp của OPEC+ đã làm đảo ngược đà bán tháo trên thị trường dầu", ông Jeffrey Halley - nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở Singapore - bình luận với Zing.
"Giới đầu tư thất vọng khi OPEC+ chỉ đồng ý tăng sản lượng lên gần 650.000 thùng/ngày trong vòng 2 tháng tới, thay vì mức tăng lớn hơn nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga", vị chuyên gia nói thêm.
Theo ông Halley, các thị trường dầu thế giới cho rằng động thái của OPEC+ sẽ không có tác động nhiều tới tình trạng mất cân bằng cung cầu trên toàn cầu.
"OPEC+ đang chật vật để đáp ứng thỏa thuận hiện tại. Ngay cả lượng dầu xuất khẩu của những thành viên chủ chốt như Saudi Arabia, UAE và Kuwait cũng giảm đáng kể trong tháng 5 so với tháng trước đó", ông nhận định.
"Nhiều quốc gia thành viên đã đạt đến giới hạn năng lực của mình", ông Giovanni Staunovo - chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS - nhận định. Theo ông, mức tăng sản lượng thực tế có thể chỉ bằng 50% mục tiêu.
Nhu cầu đối với xăng dầu Mỹ vẫn ở mức cao, ngay cả khi giá đang trong vùng cao kỷ lục. Ảnh: Trading Economics.
Thêm vào đó, trong nhiều tháng, các đợt phong tỏa ở Thượng Hải, Bắc Kinh và những thành phố lớn khác của Trung Quốc đã làm suy giảm nhu cầu của Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Nhưng khi Bắc Kinh nới lỏng các lệnh phong tỏa, nhu cầu bùng nổ có thể đẩy giá lên cao. Trung Quốc có khả năng tăng cường nhập khẩu từ Nga. Giá dầu thô Urals của Nga hiện thấp hơn 34 USD/thùng so với giá dầu Brent.
Theo hãng Vortexa, trong tháng 5, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,1 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày qua đường biển, tăng khoảng 37% so với mức trung bình năm 2021.
Ngoài ra, nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ vẫn ổn định ngay cả khi giá cả tăng cao. Theo cơ quan theo dõi giá và tiêu thụ xăng OPIS, vào tuần trước, lượng xăng được bán tại các trạm xăng của Mỹ chỉ giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá xăng trung bình toàn quốc đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,6 USD/gallon vào cuối tháng 5.
Nguồn: Zingnews
Giá dầu đã tăng vọt trở lại như những ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine. Hồi đầu tuần trước, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu tăng vọt lên 124 USD/thùng. Tính đến ngày 5/6, theo dữ liệu của Trading Economics, dầu Brent được giao dịch quanh ngưỡng 121 USD/thùng.
Giá dầu giảm nhẹ phần lớn do các nhà đầu tư tin rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bơm thêm dầu. Nhưng điều đó cũng không có tác động quá lớn đối với giá dầu và lạm phát. Theo giới quan sát, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) và sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến giá dầu duy trì ở mức cao.
Theo ông Matt Smith - nhà phân tích về dầu mỏ tại Kpler, giá dầu sẽ vẫn duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng.
Nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng
"Nếu nhu cầu tại Trung Quốc bật tăng mạnh mẽ và sản lượng dầu của Nga tiếp tục sụt giảm, việc dầu trở lại mức cao 139 USD/thùng là hoàn toàn khả thi", ông Smith bình luận."Vấn đề nằm ở chỗ ngay cả khi thế giới đối mặt với suy thoái kinh tế, giá dầu cũng không thể giảm một cách đáng kể. Bởi vấn đề từ phía nguồn cung", ông nói thêm.
Hôm 30/5, giới chức EU đã thống nhất về lệnh cấm nhập khẩu 90% dầu từ Nga. Đây là một phần trong gói trừng phạt thứ 6 nhắm vào Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo ông Smith, EU sẽ tiếp tục tìm kiếm những nguồn cung thay thế. Theo dữ liệu của Kpler, nhập khẩu dầu thô từ Angola đã tăng gấp 3 lần kể từ khi Nga đổ quân vào Ukraine. Còn nhập khẩu dầu Brazil và Iraq tăng lần lượt 50% và 40%.
"Việc tìm đến những nguồn cung dầu ở xa hơn cũng khiến giá tăng cao", ông Roslan Khasawneh, - nhà phân tích tại công ty dữ liệu năng lượng Vortexa - bình luận. "Chi phí vận chuyển cao hơn (do các tuyến đường dài hơn) sẽ làm tăng giá dầu", ông giải thích.
Các chính phủ trên toàn cầu có thể đưa ra những biện pháp nhằm hạ nhiệt giá dầu, bao gồm trợ giá nhiên liệu và áp dụng mức giá trần. Nhưng khó có thể tăng nguồn cung một sớm một chiều.
Năm ngoái, Nga chiếm 14% nguồn cung dầu toàn cầu, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tạo ra khoảng trống đáng kể trên thị trường toàn cầu.
Theo IEA, sản lượng dầu của Nga đã giảm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 4. Con số này được dự báo tăng lên 3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023.
IEA cho rằng sản lượng dầu toàn cầu, ngoại trừ Nga, sẽ tăng 3 triệu thùng/ngày trong phần còn lại của năm. Điều này có thể cân bằng tác động của các lệnh trừng phạt.
Nhưng ông Smith cho rằng điều này khó có thể xảy ra. Ngay từ trước cuộc chiến ở Ukraine, các nhà máy dầu đã giảm đầu tư và chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.
Khó quay đầu giảm
Hôm 2/6, OPEC+ (bao gồm Nga) đã thống nhất tăng cung thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Mức nâng này cao hơn 200.000 thùng/ngày so với kế hoạch cũ."Kết quả đáng thất vọng từ cuộc họp của OPEC+ đã làm đảo ngược đà bán tháo trên thị trường dầu", ông Jeffrey Halley - nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở Singapore - bình luận với Zing.
"Giới đầu tư thất vọng khi OPEC+ chỉ đồng ý tăng sản lượng lên gần 650.000 thùng/ngày trong vòng 2 tháng tới, thay vì mức tăng lớn hơn nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga", vị chuyên gia nói thêm.
Theo ông Halley, các thị trường dầu thế giới cho rằng động thái của OPEC+ sẽ không có tác động nhiều tới tình trạng mất cân bằng cung cầu trên toàn cầu.
"OPEC+ đang chật vật để đáp ứng thỏa thuận hiện tại. Ngay cả lượng dầu xuất khẩu của những thành viên chủ chốt như Saudi Arabia, UAE và Kuwait cũng giảm đáng kể trong tháng 5 so với tháng trước đó", ông nhận định.
"Nhiều quốc gia thành viên đã đạt đến giới hạn năng lực của mình", ông Giovanni Staunovo - chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS - nhận định. Theo ông, mức tăng sản lượng thực tế có thể chỉ bằng 50% mục tiêu.
Thêm vào đó, trong nhiều tháng, các đợt phong tỏa ở Thượng Hải, Bắc Kinh và những thành phố lớn khác của Trung Quốc đã làm suy giảm nhu cầu của Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Nhưng khi Bắc Kinh nới lỏng các lệnh phong tỏa, nhu cầu bùng nổ có thể đẩy giá lên cao. Trung Quốc có khả năng tăng cường nhập khẩu từ Nga. Giá dầu thô Urals của Nga hiện thấp hơn 34 USD/thùng so với giá dầu Brent.
Theo hãng Vortexa, trong tháng 5, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,1 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày qua đường biển, tăng khoảng 37% so với mức trung bình năm 2021.
Ngoài ra, nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ vẫn ổn định ngay cả khi giá cả tăng cao. Theo cơ quan theo dõi giá và tiêu thụ xăng OPIS, vào tuần trước, lượng xăng được bán tại các trạm xăng của Mỹ chỉ giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá xăng trung bình toàn quốc đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,6 USD/gallon vào cuối tháng 5.
Nguồn: Zingnews