thuha19051234
Pearl
Trong trạng thái bình thường, glucose sẽ đi vào máu sau khi phân hủy thức ăn đã được tiêu thụ, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để giúp glucose (một nguồn năng lượng chính của cơ thể) được hấp thụ vào trong cơ, mỡ và tế bào gan, tạo năng lượng cho các cơ quan này hoạt động hoặc dự trữ để sử dụng sau này.
"Insulin là chìa khóa mở cánh cửa dẫn đến các tế bào của chúng. Cánh cửa đó cần phải được mở ra để glucose thoát ra khỏi máu vào tế bào". Khi con người gặp phải tình trạng kháng insulin, tuyến tụy của họ vẫn tạo ra những "chìa khóa" đó, nhưng chúng không hoạt động hiệu quả để mở khóa tế bào và đưa glucose vào các cơ quan trong cơ thể.
Trong giai đoạn đầu của kháng insulin các tế bào bắt đầu bỏ qua tín hiệu từ insulin để tiếp nhận glucose từ máu. Tuyến tụy sẽ bơm ra nhiều insulin hơn để truyền truyền glucose vào các tế bào và lượng đường trong máu vẫn chủ yếu giữ ở mức bình thường. Nhưng theo thời gian, các tế bào sẽ dần dần ngừng phản ứng ngay cả với những mức insulin cao hơn đó. Có thể thấy việc không đáp ứng với insulin diễn ra một cách từ từ chứ không phải là đột nhiên.
Trong giai đoạn đầu, cơ thể sẽ giảm 10% phản ứng, và sau đó sau một vài tháng, nó có thể giảm 30% và sau một vài năm, nó có thể giảm tới 60%, điều này cho thấy dần dần cơ thể sẽ mất hoàn toàn khả năng đáp ứng thích hợp với insulin. Cuối cùng là tuyến tụy không thể theo kịp với tình hình xấu và lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Những người có lượng đường trong máu cao liên tục được chẩn đoán là bị tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến một loạt các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng phương pháp. Theo thống kê từ CDC của Mỹ, vào năm 2019, có khoảng 96 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị tiền tiểu đường.
Mặc dù theo nghiên cứu, thừa cân là yếu tố nguy cơ dẫn đến kháng insulin và tiểu đường, nhưng một số người bị kháng insulin hoặc bị tiểu đường lại không thừa cân. Theo thống kê thực tế, có khoảng 10% đến 15% người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có trọng lượng cơ thể trong phạm vi cho phép.
Ngoài ra, việc thiếu vận động cơ thể cũng dẫn đến kháng insulin vì mô cơ sử dụng nhiều Glucose hơn các loại mô khác và cơ hấp thụ đường tốt hơn sau khi tập luyện. Chính vì thế, những người không có thói quen tập thể dục sẽ không được hưởng lợi từ hiệu ứng này. Theo một bài báo vào năm 2021, khi chúng ta già đi một khối lượng cơ nhất định sẽ bị mất, khi cơ bị giảm, có nghĩa là ít tế bào có thể hấp thụ một lượng lớn glucose.
Ở giai đoạn đầu của kháng insulin hầu hết mọi người không có triệu chứng và cũng không thể biết rằng họ đang trên con đường dẫn đến bệnh tật. Các bác sĩ cũng không thể chẩn đoán được tình trạng kháng insulin (sự suy giảm độ nhạy insulin), không có một ngưỡng đo nào để kết luận ai đó đang kháng insulin.
Thay vào đó các bác sĩ có thể chẩn đoán một tình trạng liên quan được gọi là hội chứng chuyển hóa, bao gồm lượng đường trong máu cao, mức cholesterol cao và huyết áp cao và mỡ bụng dư thừa. Nhiều người chỉ phát hiện ra các vấn đề về xử lý lượng đường trong máu khi họ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, vì đây là tình trạng tiến triển kéo dài suốt đời. Các triệu chứng này chủ yếu là tăng cảm giác bị khát, bị đói và đi tiểu, kéo theo mắt mờ, các vết thương hở chậm lành.
Để chẩn đoán lượng đường trong máu cao hay không, các bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm máu A1C, đo đường huyết trung bình của một người trong 3 tháng trước đó hoặc xét nghiệm đường huyết lúc đói, cho biết cơ thể chuyển hóa glucose hiệu quả như thế nào nếu nhịn ăn trong nhiều giờ liền. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng khác liên quan đến kháng insulin, chẳng hạn như bệnh tim mạch và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), là một rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Một chế độ ăn khác gọi là ăn kiểu Địa Trung Hải - trong đó nhấn mạnh ăn rau và trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, cá và dầu ô liu nguyên chất - đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là có thể giảm tình trạng kháng insulin.
Chế độ ăn kiêng can thiệp DASH (chế độ ăn để cải thiện tăng huyết áp), trong đó nhấn mạnh rau và các loại trái cây, thực phẩm từ sữa ít béo và hạn chế các loại đồ ngọt, muối và chất béo bão hòa cũng góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin.
Ngoài ra, để hỗ trợ tốt cho việc giảm cân, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn ít carbohydrate đã qua chế biến hơn và ít chất béo không lành mạnh, hạn chế các loại đường, thịt đỏ và tinh bột đã qua chế biến.
Trong chương trình phòng chống bệnh tiểu đường, một nghiên cứu được tiến hành trong thời gian dài đã phát hiện rằng đối với những người có nguy cơ cao bị mắc tiểu đường, nếu giảm 5% đến 7% trọng lượng ban đầu sẽ giúp họ giảm nguy cơ mắc bệnh. Những người tham gia trong nghiên cứu cũng đã giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh và hoạt động thể chất nhiều hơn.
Một thử nghiệm lâm sàng được công bố vào năm 2020 cho thấy, hoạt động ở đây được nhấn mạnh bao gồm cả tập luyện cường độ cao cách quãng và hoạt động thể chất vừa phải, đều làm tăng mức sử dụng tăng mức sử dụng năng lượng glucose và cải thiện độ nhạy insulin của các cơ.
Ngoài ra, thuốc cũng có thể giúp đỡ cho những người bị kháng insulin, trong đó thuốc metformin có khả năng làm giảm lượng glucose mà gan tạo ra và thúc đẩy các cơ và các mô khác hấp thụ nhiều đường trong máu hơn. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy metformin có tác dụng tốt nhất đối với những người trẻ, những người bị béo phì và những người có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
Nguồn livescience
Kháng insulin là gì?
Kháng insulin là tình trạng các tế bào của cơ thể không phản ứng đúng cách với hormone insulin. Hormone insulin vốn có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, khi rơi vào trạng thái này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ của nó. Nếu một người bị kháng insulin, quá trình này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe."Insulin là chìa khóa mở cánh cửa dẫn đến các tế bào của chúng. Cánh cửa đó cần phải được mở ra để glucose thoát ra khỏi máu vào tế bào". Khi con người gặp phải tình trạng kháng insulin, tuyến tụy của họ vẫn tạo ra những "chìa khóa" đó, nhưng chúng không hoạt động hiệu quả để mở khóa tế bào và đưa glucose vào các cơ quan trong cơ thể.
Trong giai đoạn đầu của kháng insulin các tế bào bắt đầu bỏ qua tín hiệu từ insulin để tiếp nhận glucose từ máu. Tuyến tụy sẽ bơm ra nhiều insulin hơn để truyền truyền glucose vào các tế bào và lượng đường trong máu vẫn chủ yếu giữ ở mức bình thường. Nhưng theo thời gian, các tế bào sẽ dần dần ngừng phản ứng ngay cả với những mức insulin cao hơn đó. Có thể thấy việc không đáp ứng với insulin diễn ra một cách từ từ chứ không phải là đột nhiên.
Trong giai đoạn đầu, cơ thể sẽ giảm 10% phản ứng, và sau đó sau một vài tháng, nó có thể giảm 30% và sau một vài năm, nó có thể giảm tới 60%, điều này cho thấy dần dần cơ thể sẽ mất hoàn toàn khả năng đáp ứng thích hợp với insulin. Cuối cùng là tuyến tụy không thể theo kịp với tình hình xấu và lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Nguyên nhân của kháng insulin là gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra kháng insulin là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng kháng insulin bao gồm thừa cân béo phì, tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường tuýp 2. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các mô mỡ thừa có thể gây ra viêm, căng thẳng sinh lý kết hợp những thay đổi khác góp phần vào việc gây ra kháng insulin. Đến lượt nó, kháng insulin lại cũng góp phần làm tăng cân ở cơ thể như một vòng luẩn quẩn.Mặc dù theo nghiên cứu, thừa cân là yếu tố nguy cơ dẫn đến kháng insulin và tiểu đường, nhưng một số người bị kháng insulin hoặc bị tiểu đường lại không thừa cân. Theo thống kê thực tế, có khoảng 10% đến 15% người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có trọng lượng cơ thể trong phạm vi cho phép.
Ngoài ra, việc thiếu vận động cơ thể cũng dẫn đến kháng insulin vì mô cơ sử dụng nhiều Glucose hơn các loại mô khác và cơ hấp thụ đường tốt hơn sau khi tập luyện. Chính vì thế, những người không có thói quen tập thể dục sẽ không được hưởng lợi từ hiệu ứng này. Theo một bài báo vào năm 2021, khi chúng ta già đi một khối lượng cơ nhất định sẽ bị mất, khi cơ bị giảm, có nghĩa là ít tế bào có thể hấp thụ một lượng lớn glucose.
Các triệu chứng và chẩn đoán
Thay vào đó các bác sĩ có thể chẩn đoán một tình trạng liên quan được gọi là hội chứng chuyển hóa, bao gồm lượng đường trong máu cao, mức cholesterol cao và huyết áp cao và mỡ bụng dư thừa. Nhiều người chỉ phát hiện ra các vấn đề về xử lý lượng đường trong máu khi họ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, vì đây là tình trạng tiến triển kéo dài suốt đời. Các triệu chứng này chủ yếu là tăng cảm giác bị khát, bị đói và đi tiểu, kéo theo mắt mờ, các vết thương hở chậm lành.
Để chẩn đoán lượng đường trong máu cao hay không, các bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm máu A1C, đo đường huyết trung bình của một người trong 3 tháng trước đó hoặc xét nghiệm đường huyết lúc đói, cho biết cơ thể chuyển hóa glucose hiệu quả như thế nào nếu nhịn ăn trong nhiều giờ liền. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng khác liên quan đến kháng insulin, chẳng hạn như bệnh tim mạch và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), là một rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Kháng insulin có liên quan đến chế độ ăn uống
Ngày nay tình trạng kháng insulin phổ biến ở phương Tây một phần từ chế độ ăn uống với nhiều nhiều calo, ngũ cốc tinh chế và thực phẩm siêu chế biến và ít chất xơ. Mặc dù không có chế độ ăn kiêng duy nhất nào cho thấy hiệu quả tốt nhất để cải thiện tình trạng này, nhưng việc kết hợp một số chế độ ăn kiêng phù hợp có thể cải thiện độ nhạy về insulin. Chẳng hạn chế độ ăn ít đường, giàu chất xơ và carbohydrate phức hợp có thể hữu ích đối với những đối tượng này.Chế độ ăn kiêng can thiệp DASH (chế độ ăn để cải thiện tăng huyết áp), trong đó nhấn mạnh rau và các loại trái cây, thực phẩm từ sữa ít béo và hạn chế các loại đồ ngọt, muối và chất béo bão hòa cũng góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin.
Có thể điều trị và cải thiện được tình trạng kháng insulin không?
Richard Mackenzie, một nhà nghiên cứu nghiên cứu về sự đề kháng và chuyển hóa insulin tại Đại học Roehampton - Anh cho biết rằng ở một số người tình trạng kháng insulin hoàn toàn có thể đảo ngược được. "Với việc giảm cân, tình trạng kháng insulin sẽ được cải thiện, phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày có thể đảo ngược hoàn toàn tình trạng kháng insulin."Ngoài ra, để hỗ trợ tốt cho việc giảm cân, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn ít carbohydrate đã qua chế biến hơn và ít chất béo không lành mạnh, hạn chế các loại đường, thịt đỏ và tinh bột đã qua chế biến.
Trong chương trình phòng chống bệnh tiểu đường, một nghiên cứu được tiến hành trong thời gian dài đã phát hiện rằng đối với những người có nguy cơ cao bị mắc tiểu đường, nếu giảm 5% đến 7% trọng lượng ban đầu sẽ giúp họ giảm nguy cơ mắc bệnh. Những người tham gia trong nghiên cứu cũng đã giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh và hoạt động thể chất nhiều hơn.
Một thử nghiệm lâm sàng được công bố vào năm 2020 cho thấy, hoạt động ở đây được nhấn mạnh bao gồm cả tập luyện cường độ cao cách quãng và hoạt động thể chất vừa phải, đều làm tăng mức sử dụng tăng mức sử dụng năng lượng glucose và cải thiện độ nhạy insulin của các cơ.
Nguồn livescience