Vì sao không cần lo ngại màn hình OLED sẽ bị burn-in?

Cũng giống như PlayStation 5 và Xbox Series X, Nintendo Switch OLED là 1 chiếc console chơi game mới mà bạn khó có thể sở hữu. Tuy vậy, cho dù đang chờ những chiếc Switch sẵn hàng hay vừa mở hộp, bạn cũng không nên căng thẳng về việc bị burn-in màn hình OLED.
Vì sao không cần lo ngại màn hình OLED sẽ bị burn-in?
Tấm nền OLED đã được sử dụng trên màn hình TV trong nhiều năm, và nhiều người vẫn đang nghi ngại về vấn đề burn-in trên những sản phẩm này. Và dù nhỏ hơn rất nhiều so với TV, màn hình OLED trên Nintendo Switch cũng có thể làm nảy sinh những câu hỏi tương tự. Nhưng phần lớn chủ sở hữu TV OLED và Nintendo Switch OLED không phải lo lắng về những hình ảnh ma quái khó chịu đó.
Hãy bắt đầu với những điều cơ bản. Màn hình ngày nay, kể cả trên TV, điện thoại, laptop, tablet, smartwatch và thậm chí là những chiếc console chơi game cầm tay, sử dụng 2 công nghệ chính: OLED (diode phát quang hữu cơ) hoặc LCD (màn hình tinh thể lỏng). Màn hình OLED có chất lượng hình ảnh tốt hơn so với màn hình LCD, chủ yếu bởi chúng có thể tạo ra màu đen sâu và hoàn hảo hơn, tạo ra tương phản tốt hơn cũng như màu sắc bão hòa hơn, phong phú hơn.
Trong bài đánh giá Switch OLED của CNET, màn hình này “rõ ràng tốt hơn” và xác nhận “không muốn quay lại Switch cũ bây giờ bởi màn hình trông nhỏ và tệ hơn rõ ràng.” Những chiếc Nintendo Switch ban đầu đạt được độ tương phản và màu sắc ở mức trung bình sau nhiều giờ chơi trên màn hình LCD. Dĩ nhiên, Nintendo Switch OLED mới sẽ giúp hình ảnh trông đẹp hơn rất nhiều.

Bóng ma đeo bám OLED​

Vì sao không cần lo ngại màn hình OLED sẽ bị burn-in?
Một nhược điểm tiềm ẩn của công nghệ OLED chính là vấn đề burn-in. Như CNET đã đưa ra trong hướng dẫn chuyên sâu về khả năng burn-in màn hình của OLED: “Burn-in diễn ra khi 1 phần hình ảnh, chẳng hạn như các nút điều hướng trên điện thoại, hoặc logo kênh, mã tin tức hoặc bảng điểm trên TV, vẫn tồn tại như một nền ma quái bất kể thứ gì khác xuất hiện trên màn hình.”
Những nhà sản xuất TV và điện thoại bán các sản phẩm có màn hình OLED, từ LG cho đến Apple hay Google, đều thừa nhận khả năng xảy ra hiện tượng burn-in, hay còn gọi là “độ bền hình ảnh” hay “lưu giữ hình ảnh”. Tất cả đều mô tả nó như một điều gì đó có thể xảy ra trong những trường hợp “cực đoan” hoặc “hiếm gặp”.
Đây là phản hồi của Nintendo về vấn đề burn-in trên màn hình OLED: “Chúng tôi đã thiết kế màn hình OLED nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ càng lâu càng tốt, nhưng màn hình OLED có thể bị lưu ảnh nếu tiếp xúc với hình ảnh tĩnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, người dùng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo quản màn hình bằng cách sử dụng những tính năng mặc định có trong hệ thống Nintendo Switch, chẳng hạn như chức năng tự động điều chỉnh độ sáng để ngăn màn hình quá sáng và chức năng tự động ngủ để chuyển sang chế độ ‘ngủ tự động’ sau một khoảng thời gian ngắn.”
Theo kinh nghiệm của CNET khi đánh giá TV OLED những năm qua, họ chưa bao giờ gặp trường hợp burn-in. Trang web đánh giá rtings.com đã chạy thử nghiệm burn-in TV và đưa ra kết luận: “Chúng tôi không nghĩ nhiều người xem các loại nội dung khác nhau, không có ảnh tĩnh, sẽ bị burn-in màn hình TV OLED.”
Với mục đích chủ yếu hiển thị game, màn hình OLED trên Nintendo Switch chắc chắn sẽ có một số yếu tố tĩnh, chẳng hạn như điểm số liên tục ở các góc, các thanh máu, số lượng đạn và biểu tượng trạng thái. Nếu để yên những thứ này trên màn hình OLED trong một thời gian dài, hiện tượng burn-in có thể xảy ra.

Chúng ta cần lo lắng điều gì?​

Vì sao không cần lo ngại màn hình OLED sẽ bị burn-in?
Nintendo Switch Lite (bên trái) - Nintendo Switch ban đầu (giữa) - Nintendo Switch OLED mới (bên phải)
Bất chấp sự tồn tại của các yếu tố màn hình tĩnh trong những trò chơi, có rất nhiều lý do mà chúng ta không nên lo lắng về hiện tượng burn-in trên Nintendo Switch OLED.
- Các yếu tố tĩnh như điểm số, thanh máu hoặc lưới chữ thập sẽ phải duy trì trên màn hình trong nhiều giờ cùng một lúc.
- Nếu chơi các tựa game khác nhau, chúng sẽ có các yếu tố tĩnh khác nhau (hoặc không), điều này giảm hoặc loại bỏ vấn đề.
- Ngoài các tựa game, Nintendo Switch không có phần tử menu tĩnh, luôn bật như thanh điều hướng trên một số điện thoại.
- Như Nintendo đã đề cập, Nintendo Switch có tính năng độ sáng tự động và chế độ ngủ tự động, có thể tắt hoàn toàn màn hình sau một khoảng thời gian nhất định, giúp giảm thiểu vấn đề.
Như vậy, nếu là một game thủ chơi cùng 1 tựa game độc quyền, luôn giữ các yếu tố tĩnh liên tục và sáng trên màn hình di động liên tục, tốt nhất là bạn nên tránh mua cỗ máy Nintendo Switch OLED. Nhưng hầu hết nhiều người dùng Nintendo Switch đều chơi vô số các trò chơi trên màn hình, khiến màn hình có đủ mọi sự thay đổi, khiến burn-in không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Hiện tượng burn-in có lẽ sẽ xuất hiện trên một số người dùng Nintendo Switch OLED trong một vài tháng tới, nhưng nhiều khả năng, nó chỉ diễn ra với những người chỉ dùng nó để hiển thị các nội dung tĩnh lâu dài. Tuy nhiên, nếu khả năng đó khiến bạn lo ngại, tốt nhất là bạn không nên mua Nintendo Switch OLED mới, hoặc chỉ nên mua phiên bản sử dụng màn hình LCD truyền thống.
Nguồn: CNET
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top