Vì sao loài trăn có thể nuốt chửng những con mồi to hơn chúng gấp nhiều lần?

Loài trăn Miến Điện có thể dài tới 5 mét và nặng hàng trăm kg. Tuy nhiên, cho đến nay, con người vẫn kinh ngạc vì sao loài trăn này có thể mở miệng to tới mức nuốt chửng được cả những con mồi lớn như hươu hoặc cá sấu.
Một nghiên cứu mới đã giải thích, cách loài trăn Miến Điện đã phát triển một chức năng độc đáo cho phép hàm của chúng duỗi ra đủ rộng, để nuốt chửng con mồi lớn gấp 6 lần cơ thể chúng. Trong nghiên cứu mới, Bartoszek và ba nhà nghiên cứu khác đã xem xét kỹ hơn đặc điểm sinh học của loài rắn khổng lồ này, đặc biệt là khả năng ăn thịt hầu như bất kỳ sinh vật nào mà nó gặp phải.
Để giúp phần miệng vốn đã lớn của chúng mở rộng hơn nữa, loài trăn này đã tiến hóa một tính năng đặc biệt. Lớp da siêu co giãn giữa hai hàm dưới cho phép chúng nuốt chửng những con vật, thậm chí còn lớn hơn những gì mà chỉ riêng bộ hàm rất cơ động của chúng cho phép. Vì trăn có xu hướng nuốt trọn con mồi mà không cần nhai trước, nên cách cử động miệng của chúng là yếu tố quan trọng để xác định chúng có thể ăn gì.

Vì sao loài trăn có thể nuốt chửng những con mồi to hơn chúng gấp nhiều lần?
Trăn Miến Điện nuốt chửng một con hươu đuôi trắng trưởng thành
Không giống với cấu trúc hàm dưới của con người và các loài động vật có vú khác, xương hàm dưới của trăn không hợp nhất mà chỉ được kết nối lỏng lẻo với một dây chằng đàn hồi, cho phép miệng của chúng mở rộng hơn.
Mặc dù bộ hàm có khả năng mở rộng, được xem là đặc trưng của loài trăn nói chung, nhưng lớp da siêu co giãn của hàm dưới của trăn Miến Điện đã đạt đến một cấp độ đàn hồi mới. "Da co giãn giữa hàm dưới bên trái và bên phải ở loài trăn rất khác nhau. Chỉ hơn 40% tổng diện tích miệng khi há to của chúng là từ da co giãn."

Vì sao loài trăn có thể nuốt chửng những con mồi to hơn chúng gấp nhiều lần?
Ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy cấu tạo hàm của trăn Miến Điện
Các nhà nghiên cứu đã so sánh loài trăn nâu bị bắt và nuôi nhốt trong tự nhiên với trăn Miến Điện. Loài trăn này nhỏ hơn, có nọc độc nhẹ, săn chim và các con mồi nhỏ khác trong các tán rừng.
Bằng những đo lường các loài trăn cũng như con mồi tiềm năng của chúng, các nhà nghiên cứu có thể ước tính loài động vật lớn nhất mà trăn có thể ăn, cùng với lợi ích tương đối của việc ăn các lựa chọn con mồi khác nhau, từ chuột và thỏ đến cá sấu và hươu đuôi trắng.
Dữ liệu cho thấy những con trăn lớn, sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ kích thước miệng lớn khi há to, cho phép chúng ăn những con mồi tương đối lớn hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, kích thước cơ thể lớn hơn không chỉ cung cấp thực đơn rộng rãi hơn cho rắn mà còn giúp tránh bị các loài khác ăn. Một khi những con trăn đó đạt đến kích thước hợp lý, thì hầu như chỉ có cá sấu mới có thể ăn thịt chúng.

Vì sao loài trăn có thể nuốt chửng những con mồi to hơn chúng gấp nhiều lần?
Kích thước miệng mở rộng của trăn Miến Điện
Nghiên cứu trước đây cho thấy những loài vật như trăn Miến Điện, giết chết con mồi của chúng không phải bằng cách làm nó chết ngạt, mà bằng cách cắt đứt dòng máu của những con vật đang bất lực này.
Nghiên cứu mới ít nhất có thể giúp các nhà khoa học dự đoán tác động của trăn Miến Điện đối với hệ sinh thái đất ngập nước. Nếu bạn biết trăn lớn như thế nào và mất bao lâu để chúng đạt được kích thước đó, bạn có thể đặt giới hạn trên cho những tài nguyên mà loài trăn có thể khai thác.

>>>Tóm gọn con trăn dài 6 mét nuốt chửng cả một con dê
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top