Vì sao Microsoft đóng cửa LinkedIn ở Trung Quốc?

nhhgiap

Pearl
Mới đây, mạng xã hội Microsoft phải đóng cửa Linkedln ở Trung Quốc. Vì sao Microsoft phải đóng cửa Linkedln?
LinkedIn, mạng xã hội tìm việc và tuyển dụng của Microsoft, thông báo sẽ đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc. Quyết định được đưa ra sau khi trang mạng này vấp phải nhiều chỉ trích về khả năng kiểm duyệt những bài đăng liên quan đến chính trị.
[IMG alt="
Vì sao Microsoft đóng cửa LinkedIn ở Trung Quốc?"]https://cdn.vnreview.vn/786432_7084...12b71200e5a4aaccbcde31f1d171&width=1080[/IMG]

Mạng xã hội phương Tây cuối cùng​

“Mặc dù chúng tôi đã giúp thành công nhiều người dân Trung Quốc tìm được việc làm, nhưng lại thất bại ở khía cạnh xã hội của việc chia sẻ và cập nhật thông tin cho người dùng. Chúng tôi đang đối mặt với một thị trường gai góc có nhiều yêu cầu ràng buộc hơn”, công ty tuyên bố.
Công ty cũng đưa ra thông báo về một phiên bản chỉ dành riêng cho đất nước tỷ dân vào cuối năm nay. Phiên bản trên sẽ không có dữ liệu liên quan đến chính trị hay tính năng chia sẻ bài đăng. Nhiều nguồn tin suy đoán thông báo này là do phó chủ tịch kỹ thuật cấp cao của LinkedIn, Mohak Shroff đưa ra.
Từ khi ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2014, LinkedIn đã thu hút hơn 54 triệu người dùng. Đây là mạng xã hội duy nhất còn được phép hoạt động sau khi Facebook và Twitter bị ép rời cuộc chơi. Dù độc quyền hoạt động tại đây nhưng Linkedin vẫn vướng phải nhiều vấn đề.
Tại quê hương của mình, LinkedIn và Microsoft đã bị chỉ trích bởi các nhà lập pháp và các nhà hoạt động nhân quyền Mỹ. Mặc dù từng tự nhận là nhà đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận nhưng hiện giờ LinkedIn lại né tránh và tìm cách gỡ các bài đăng, tài khoản cá nhân công kích chính phủ Trung Quốc.

“Chúng tôi ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng vẫn coi nó như một công cụ cần giám sát để có thể tạo ra các giá trị đúng đắn cho người dùng Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới”, LinkedIn cho biết trong bài đăng vào 14/10.
Tháng trước, LinkedIn đã chặn người dùng Trung Quốc xem tài khoản của nhiều nhà báo Mỹ, những người đã viết các câu chuyện về chủ đề bị xem là nhạy cảm với Bắc Kinh. Trang mạng xã hội này sau đó cũng kiểm duyệt tài khoản của nhiều học giả và nhà hoạt động nhân quyền.
LinkedIn không trả lời thắc mắc liệu phiên bản thay thế của họ tại Trung Quốc - được gọi là InJobs - có cho phép người dùng quốc tế truy cập vào không.

Nỗ lực vượt qua rào cản

Sarah Cook, một chuyên gia về truyền thông và kiểm duyệt ở Trung Quốc, cho biết cô “hoài nghi” khả năng thành công của phiên bản rút gọn ở Trung Quốc vì đã có vô số đối thủ nội địa cung cấp dịch vụ tương tự.
“Trong trường hợp InJobs trở nên phổ biến ở Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sử dụng nó làm “đòn bẩy” để gây áp lực lên LinkedIn hoặc Microsoft”, Cook, giám đốc nghiên cứu Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan tại Freedom cho biết.
Ông cũng cho biết thêm ngay cả khi các công ty công nghệ Mỹ như LinkedIn có thể hoạt động ở Trung Quốc, thị phần của họ vẫn có xu hướng ít hơn những lựa chọn nội địa.
Hàng loạt công ty công nghệ Mỹ phải chịu chung số phận với LinkedIn, cố gắng thay đổi chính mình để vượt qua hàng rào kiểm duyệt gắt gao tại Trung Quốc. Nhưng cuối cùng họ đều thất bại và phải chịu sự chỉ trích từ nhà lập pháp tại quê hương.
Năm 2010, gã khổng lồ Google đã quyết định rút khỏi thị trường đông dân nhất thế giới sau thông báo sẽ không tiếp tục tuân thủ các quy định kiểm duyệt của Bắc Kinh.
Nhiều năm sau, Google thay đổi quyết định, lên kế hoạch tung ra một công cụ tìm kiếm vượt qua kiểm duyệt của Trung Quốc với tên mã “Project Dragonfly”. Tuy nhiên, công ty đã hủy bỏ dự án trên vì bản lưu trữ nội bộ bị rò rỉ cộng thêm phản đối từ nhà lập pháp nước này.
Chung số phận với Google, Pinterest, một nền tảng chia sẻ ảnh nổi tiếng với các công thức nấu ăn và mẹo trang trí nhà cửa, cùng YouTube, trang web chia sẻ video do Google sở hữu cũng bị cấm cửa. Bắc Kinh cũng đã triệt hạ mạng cá nhân ảo, phần mềm có khả năng vượt qua “Great Firewall” của Trung Quốc và truy cập internet toàn cầu.
Tuy ra nhiều chính sách kiểm duyệt như vậy nhưng chính các nhà ngoại giao, quan chức và cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc lại là “khách hàng” thường xuyên trên phần lớn trang mạng xã hội bị cấm, tận dụng chúng để giao tiếp với phần còn lại của thể giới.
Các hãng truyền thông nhà nước China Daily và CGTN đều có hơn 100 triệu người theo dõi trên Facebook, mạng xã hội đã bị Bắc Kinh “mời khỏi cuộc chơi” vào năm 2009.
Zhou Fengsuo, một nhà hoạt động nhân quyền tại Mỹ có tài khoản LinkedIn bị kiểm duyệt vào năm 2019, cho biết những hãng công nghệ Mỹ đang có ý định tiếp cận thị trường Trung Quốc cần phải đối mặt với câu hỏi - liệu họ sẵn sàng từ bỏ cuộc chơi nếu không thể vượt qua các vòng kiểm duyệt?

“Thực sự khó khăn để những công ty độc lập chiến thắng trong trận chiến này, họ không đủ khả năng để làm vậy. Chính phủ Mỹ nên bước vào và nêu vấn đề trực tiếp với Bắc Kinh”, ông Zhou nêu ra.

Khi Trung Quốc lắc đầu

Zhou từng là cựu lãnh đạo sinh viên cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây là sự kiện đứng thứ 5 trong danh sách truy nã gắt gao nhất của Bắc Kinh. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, ông nói: “Nếu doanh nghiệp Mỹ muốn hoạt động ở đây, họ phải tuân theo luật chơi của chính phủ Trung Quốc. Một trò chơi dựa trên các quy chuẩn đạo đức xã hội. Làm được điều này thì mới có khả năng cho các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước xảy ra”.
[IMG alt="
Vì sao Microsoft đóng cửa LinkedIn ở Trung Quốc?"]https://cdn.vnreview.vn/851968_7084...f9899b20881a217f4c27d96e794e&width=1080[/IMG]
Nhưng Zhou nhận thấy Washington “dường như không có đủ quyết tâm để chấp nhận thách thức như vậy”, từ sau lời kêu gọi gần đây của Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai’s về việc “thu hồi” nền kinh tế giữa họ và Trung Quốc.
Bà Tai trước đó đã nêu quan ngại về “khả năng tiếp cận thị trường không tự do ở nhiều mặt” với những người đồng cấp của bà ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính quyền Biden cho biết họ không có ý định tìm kiếm thêm các cuộc đàm phán thương mại hay cố gắng cải thiện tình hình trên, ưu tiên bây giờ là hoàn thiện các thỏa thuận đã ký kết.
Bà Cook nói rằng áp lực pháp lý của Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ nước ngoài khó có thể nới lỏng chừng nào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn còn nắm quyền. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tăng cường giám sát các nền tảng mạng xã hội kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức năm 2013.

“Lý do cho hành động trên là do Chủ tịch Trung Quốc “hiểu biết” các mặt tối của mạng xã hội đồng thời sợ hãi và bất an trước sự xâm nhập của thông tin nước ngoài. Môi trường pháp lý hiện tại đã khác biệt hoàn toàn so với thời điểm khi LinkedIn đưa ra quyết định hoạt động tại Trung Quốc”, bà Cook nói.
Nguồn:
SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top