VNR Content
Pearl
Giáng sinh, ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Jesus, thường được tổ chức vào ngày 24 và 25/12 ở các nước Thiên Chúa giáo. Sự kiện này đã rất quen thuộc với hầu hết chúng ta, nhưng ngoài lễ Giáng sinh vào tháng 12 thì còn có một lễ Giáng sinh khác vào tháng 1 ở Nga và một số nước Chính thống giáo Đông phương.
Lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 còn được gọi là ngày Giáng sinh cũ.
Bộ lịch mà thế giới đang dùng để xác định ngày tháng hiện nay là lịch Gregorian, được giáo hoàng Gregory XIII giới thiệu ở châu Âu vào năm 1582. Trước đó, tổ tiên chúng ta đã dùng lịch Julian từ năm 46 trước công nguyên tới năm 1582.
Khi thế giới lần lượt chuyển sang dùng lịch Gregorian thì một số nơi vẫn dùng lịch cũ Julian, với mục đích tôn giáo. Lịch Julian đi chậm hơn lịch Gregorian 13 ngày nên lễ Giáng sinh theo lịch Julian là ngày 7 tháng 1.
Vì vậy, tại Nga-nơi sinh sống của 40% tín đồ Chính thống giáo trên thế giới, người dân ăn mừng Đêm vọng lễ Giáng sinh vào ngày 6 tháng 1 và ngày sinh Chúa Jesus vào ngày 7 tháng 1.
Ngoài Nga, nhiều Thiên Chúa theo Chính thống giáo cũng tổ chức Giáng sinh vào tháng 1: Ukraine, Kyrgyzstan, Kazhkhstan, Moldova, Belarus, Armenia, Montenegro, Bắc Macedonia, Ba Lan, Israel, Serbia, Georgian, Ethiopia, Ai Cập...
Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 ở Nga là ngày nghỉ lễ theo quy định, trong một kỳ nghỉ dài mừng năm mới từ ngày 1 tháng 1 đến qua ngày Giáng sinh. Giáng sinh là một kỳ nghỉ gia đình ấm áp mà hầu hết người dân Nga cố gắng dành thời gian cho gia đình. Vào ngày thiêng liêng này, hàng triệu người Nga tham dự các buổi lễ mừng, xưng tội và rước lễ tại các nhà thờ, đền thờ, tu viện Chính thống giáo ở hàng ngàn thành phố, thị trấn của Liên bang Nga.
Ảnh đường phố thủ đô Nga Moscow được trang hoàng lộng lẫy dịp lễ Giáng sinh 2020 (Ảnh: Kudamoscow.ru)
Theo Russianpod101, bàn ăn ngày lễ Giáng sinh của Nga có các món khác nhau từ thịt lợn như thịt đông Kholodets, xúc xích và ragout tự làm. Một phong tục khác là 12 món không thịt trong dịp Giáng sinh, trong đó có kutia (кутья), một loại cháo làm từ lúa mì, hạt kê, gạo hoặc các loại ngũ cốc khác, tùy chọn có thêm hạt anh túc, quả ******, nho khô và mật ong. Theo truyền thống, mọi người phải ăn thử đủ mười hai món nhưng không được ăn hết đĩa để đảm bảo rằng gia đình sẽ luôn thịnh vượng.
Ngày trước lễ Giáng sinh ở Nga, ngày 6 tháng 1 được gọi là Sochelnik (Сочельник)-Đêm vọng lễ Giáng sinh. Từ Sochelnik bắt nguồn từ sochivo (сочиво), món cháo đặc biệt kutia ở trên. Kutia là tên gọi khác của sochivo.
(Ảnh: Domovouyasha.ru)
Vào đêm vọng lễ Giáng sinh, các nhà thờ Chính thống giáo Đông phương ở Nga được trang trí khung cảnh Chúa giáng sinh trong đó có các mô hình nhỏ của hang Bethlehem với những hình vẽ nhỏ bên trong. Khung cảnh Chúa giáng sinh mô tả sự ra đời của Chúa, với các đồ trang trí chính là máng cỏ với Chúa Jesus Hài đồng, Đức Trinh nữ Maria và Thánh Giuse.
Ở Nga, truyền thống bói Giáng sinh vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Những lời bói toán vào đêm 6 tháng 1 được coi là chính xác và trung thực nhất. Vào đêm đó, người ta sẽ tiên đoán cho các thiếu nữ ai sẽ là người đính hôn với họ, khi nào họ tìm thấy tình yêu của mình.
(Ảnh: Kudamoscow.ru)
Truyền thống ăn mừng Giáng sinh ở Nga có một số nét khác với phương Tây: không có phong tục tặng quà cho nhau vào dịp Giáng sinh, không có ông già Noel và cây thông Noel được trang trí một cách đặc biệt.
Văn hóa Nga có một nhân vật là phiên bản của ông già Noel phương Tây, được gọi là ông già tuyết Ded Moroz (Дед Мороз). Ông già tuyết Ded Moroz của người Nga không có mặt vào dịp Giáng sinh như phương Tây mà xuất hiện và tặng quà cho trẻ em vào ngày đầu năm mới. Ông già tuyết Nga cũng khác với ông già Noel phương Tây về ngoại hình và trang phục: hình ảnh ông già Noel thường thấy trong các phim Anh, Mỹ là một ông lão bụng tròn, mặt áo choàng đỏ với mũ nhọn, cưỡi xe tuần lộc còn ông già tuyết Nga mặc áo choàng dài một màu từ đầu tới chân, thường là màu xanh dương, cũng có khi màu đỏ hoặc trắng. Ông già tuyết Nga Ded Moroz cưỡi xe troika do ba con ngựa kéo và luôn đi cùng với trợ lý là cô cháu gái-công chúa tuyết Snegurochka (Снегурочкой).
Ông già Noel phiên bản Nga-ông già tuyết Ded Moroz và trợ lý của ông, công chúa tuyết Snegurochka (Ảnh: Discussionworldforum)
Giáng sinh ở Nga cũng không có cây thông Noel, hay nói đúng hơn cây thông trang trí đặc biệt như ở phương Tây được người Nga gọi là cây năm mới-yolka (ёлка). Giống như ông già Tuyết, cây thông cũng là một biểu tượng năm mới ở Nga. Giáng sinh ở Nga diễn ra sau ngày đầu năm, đường phố vẫn còn khung cảnh lễ hội, cây thông lấp lánh nhưng thật ra cây thông có ý nghĩa đón mừng năm mới chứ không phải mừng Giáng sinh.
Cây thông năm mới rực rỡ ở quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (Ảnh: iStock)
Nguồn: Aljazeera
Lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 còn được gọi là ngày Giáng sinh cũ.
Bộ lịch mà thế giới đang dùng để xác định ngày tháng hiện nay là lịch Gregorian, được giáo hoàng Gregory XIII giới thiệu ở châu Âu vào năm 1582. Trước đó, tổ tiên chúng ta đã dùng lịch Julian từ năm 46 trước công nguyên tới năm 1582.
Khi thế giới lần lượt chuyển sang dùng lịch Gregorian thì một số nơi vẫn dùng lịch cũ Julian, với mục đích tôn giáo. Lịch Julian đi chậm hơn lịch Gregorian 13 ngày nên lễ Giáng sinh theo lịch Julian là ngày 7 tháng 1.
Vì vậy, tại Nga-nơi sinh sống của 40% tín đồ Chính thống giáo trên thế giới, người dân ăn mừng Đêm vọng lễ Giáng sinh vào ngày 6 tháng 1 và ngày sinh Chúa Jesus vào ngày 7 tháng 1.
Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 ở Nga là ngày nghỉ lễ theo quy định, trong một kỳ nghỉ dài mừng năm mới từ ngày 1 tháng 1 đến qua ngày Giáng sinh. Giáng sinh là một kỳ nghỉ gia đình ấm áp mà hầu hết người dân Nga cố gắng dành thời gian cho gia đình. Vào ngày thiêng liêng này, hàng triệu người Nga tham dự các buổi lễ mừng, xưng tội và rước lễ tại các nhà thờ, đền thờ, tu viện Chính thống giáo ở hàng ngàn thành phố, thị trấn của Liên bang Nga.
Theo Russianpod101, bàn ăn ngày lễ Giáng sinh của Nga có các món khác nhau từ thịt lợn như thịt đông Kholodets, xúc xích và ragout tự làm. Một phong tục khác là 12 món không thịt trong dịp Giáng sinh, trong đó có kutia (кутья), một loại cháo làm từ lúa mì, hạt kê, gạo hoặc các loại ngũ cốc khác, tùy chọn có thêm hạt anh túc, quả ******, nho khô và mật ong. Theo truyền thống, mọi người phải ăn thử đủ mười hai món nhưng không được ăn hết đĩa để đảm bảo rằng gia đình sẽ luôn thịnh vượng.
Ngày trước lễ Giáng sinh ở Nga, ngày 6 tháng 1 được gọi là Sochelnik (Сочельник)-Đêm vọng lễ Giáng sinh. Từ Sochelnik bắt nguồn từ sochivo (сочиво), món cháo đặc biệt kutia ở trên. Kutia là tên gọi khác của sochivo.
Vào đêm vọng lễ Giáng sinh, các nhà thờ Chính thống giáo Đông phương ở Nga được trang trí khung cảnh Chúa giáng sinh trong đó có các mô hình nhỏ của hang Bethlehem với những hình vẽ nhỏ bên trong. Khung cảnh Chúa giáng sinh mô tả sự ra đời của Chúa, với các đồ trang trí chính là máng cỏ với Chúa Jesus Hài đồng, Đức Trinh nữ Maria và Thánh Giuse.
Ở Nga, truyền thống bói Giáng sinh vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Những lời bói toán vào đêm 6 tháng 1 được coi là chính xác và trung thực nhất. Vào đêm đó, người ta sẽ tiên đoán cho các thiếu nữ ai sẽ là người đính hôn với họ, khi nào họ tìm thấy tình yêu của mình.
Truyền thống ăn mừng Giáng sinh ở Nga có một số nét khác với phương Tây: không có phong tục tặng quà cho nhau vào dịp Giáng sinh, không có ông già Noel và cây thông Noel được trang trí một cách đặc biệt.
Văn hóa Nga có một nhân vật là phiên bản của ông già Noel phương Tây, được gọi là ông già tuyết Ded Moroz (Дед Мороз). Ông già tuyết Ded Moroz của người Nga không có mặt vào dịp Giáng sinh như phương Tây mà xuất hiện và tặng quà cho trẻ em vào ngày đầu năm mới. Ông già tuyết Nga cũng khác với ông già Noel phương Tây về ngoại hình và trang phục: hình ảnh ông già Noel thường thấy trong các phim Anh, Mỹ là một ông lão bụng tròn, mặt áo choàng đỏ với mũ nhọn, cưỡi xe tuần lộc còn ông già tuyết Nga mặc áo choàng dài một màu từ đầu tới chân, thường là màu xanh dương, cũng có khi màu đỏ hoặc trắng. Ông già tuyết Nga Ded Moroz cưỡi xe troika do ba con ngựa kéo và luôn đi cùng với trợ lý là cô cháu gái-công chúa tuyết Snegurochka (Снегурочкой).
Giáng sinh ở Nga cũng không có cây thông Noel, hay nói đúng hơn cây thông trang trí đặc biệt như ở phương Tây được người Nga gọi là cây năm mới-yolka (ёлка). Giống như ông già Tuyết, cây thông cũng là một biểu tượng năm mới ở Nga. Giáng sinh ở Nga diễn ra sau ngày đầu năm, đường phố vẫn còn khung cảnh lễ hội, cây thông lấp lánh nhưng thật ra cây thông có ý nghĩa đón mừng năm mới chứ không phải mừng Giáng sinh.
Nguồn: Aljazeera