thuha19051234
Pearl
Các chuyện gia cho biết con lợn được sử dụng trong ca ghép tim đầu tiên ở người đã bị nhiễm virus lợn, điều đó có thể đã gây ra cái chết cho bệnh nhân sau đó.
Người đàn ông 57 tuổi có tên Bennett đã nhận được một quả tim lợn trong cuộc phẫu thuật đột phá diễn ra ở Maryland. Ông bị bệnh tim giai đoạn cuối và ca phẫu thuật là nỗ lực cuối cùng để có cơ hội được sống. Tuy nhiên, điều không may là Bennett qua đời vào ngày 8/3, hai tháng sau cuộc phẫu thuật. Muhammad M. Mohiuddin, giáo sư phẫu thuật và giám đốc khoa học của Chương trình Cấy ghép Xenot Tim mạch tại UMSOM, cho biết cuộc phẫu thuật của Bennett đã cung cấp "những hiểu biết vô giá" về cách thức hoạt động của tim lợn biến đổi gen trong cơ thể người.
Các nhà khoa học đã rất lạc quan và có kế hoạch tiếp tục công việc của mình trong các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai. Vào thời điểm đó, người phát ngôn của bệnh viện cho biết "không có nguyên nhân rõ ràng" cho cái chết của ông này. Tuy nhiên theo một báo cáo trên Tạp chí Công nghệ MIT , các chuyên gia đã phát hiện ra con lợn được sử dụng để cấy ghép đã mang một loại virus trên lợn, có thể là một phần nguyên nhận của cái chết.
Còn theo MIT Technology Review, Griffith cho biết họ nhận thấy một "đốm sáng" cho thấy sự hiện diện của cytomegalovirus ở lợn 20 ngày sau khi phẫu thuật, tuy nhiên nó ở mức độ rất thấp nên nó gần như không được quan tâm. Vào ngày thứ 43 sau cuộc phẫu thuật, tình hình Bennett bắt đầu xấu đi. "Có điều gì đó đã xảy ra với anh ấy. Anh ấy trông có vẻ bị nhiễm trùng. Anh ấy mất tập trung và sẽ không nói chuyện với chúng tôi."
Các bác sĩ đã cố gắng điều trị nhiễm trùng cho ông, cố gắng đảm bảo hệ thống miễn dịch tiếp tục chấp nhận trái tim của "người hiến tặng". Sau khi được điều trị, sức khỏe của ông đã có những tiến bộ thì một tuần sau sức khỏe của lại bất ngờ xuống dốc.
Griffith cho biết sinh thiết không cho thấy dấu hiệu đào thải, thay vào đó, nhóm nghiên cứu cho rằng virus có thể đã khiến trái tim bắt đầu bị phá hủy. Griffith nói đã bắt đầu tìm hiểu lý do tại sao ông ấy lại qua đời và cho rằng virus có thể đã "làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ.". "Nếu đây là một bệnh nhiễm trùng, chúng tôi có thể ngăn chặn nó trong tương lai."
Các chuyên gia cho biết con lợn được sử dụng trong ca ghép tim có virus
Jay Fishman, một chuyên gia cấy ghép tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nói rằng loài virus được tìm thấy trong tim lợn không được cho là có khả năng lây nhiễm vào tế bào con người. Tuy nhiên, nó được biết là gây ra các phản ứng làm tổn thương cơ quan được cấy ghép. Còn Joachim Denner thuộc Viện Vi-rus học tại Đại học Tự do Berlin, người đã thực hiện nghiên cứu về vi-rút ở lợn trên các cơ quan cấy ghép, cho biết loại vi-rus này tiềm ẩn và khó phát hiện.
Denner nói mặc dù nhóm nghiên cứu ở Mỹ đã kiểm tra phần mõm lợn, nhưng virus có thể đã hiện diện trong các mô sâu hơn. Ông nói trong sự tiếc nuối "Virus có thể được phát hiện và dễ dàng loại bỏ khỏi quần thể lợn, nhưng tiếc là họ đã không sử dụng một xét nghiệm tốt và không phát hiện ra virus, đây chính là lý do. Con lợn hiến tặng tim đã bị nhiễm bệnh, và virus đã được truyền qua đường cấy ghép."
Christine Tait-Burkard, một chuyên gia về coronavirus và động mạch tại Đại học Edinburgh ở Anh, nói rằng trong hầu hết các trường hợp, virus cytomegalovirus ở lợn ảnh hưởng đến "người hiến tặng" nhưng hầu hết không có triệu chứng do khả năng miễn dịch bầy đàn cao. Cytomegalovirus ở người được biết là có khả năng kích hoạt lại ở người nhận nội tạng.
Cũng giống như bất kỳ loại herpesvirus nào, chúng tích hợp vào bộ gen chúng ta và hầu như không hoạt động. Cho đến khi chúng ta tiếp xúc với căng thẳng hoặc các yếu tố khác cản trở hệ thống miễn dịch.
Trong khi các bác sĩ ở Mỹ đã dường như đã sử dụng một loại thuốc kháng virus cytomegalovirus cidofovir cũng như các loại thuốc herpesvirus ở người, chúng có thể không phù hợp để chống lại cytomegalovirus ở lợn. Vì thế, việc nhiễm virus này nên được công nhận là một vấn đề đối với cấy ghép trước khi phẫu thuật, sẽ cần phải được thực hiện rất nghiêm túc cho các ca cấy ghép Xenotransplant trong tương lai.
Hiện vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ cho thấy virus lợn gây ra nhiễm trùng ở Bennett. Con lợn hiến tặng được nuôi trong một cơ sở sử dụng các phương pháp ngăn chặn pCMV và các mầm bệnh tiềm ẩn lây nhiễm sang động vật hiến tặng khác. Con lợn hiến tặng khỏe mạnh được sử dụng để cấy ghép xenotransplant này đã được sàng lọc các mầm bệnh nhiều lần. Nó đã được kiểm tra ngay trước khi vận chuyển đến Maryland và ngay trước khi cấy ghép vài ngày sau đó.
Việc thử nghiệm cũng tuân thủ các quy trình đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Khi có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai, các kỹ thuật thử nghiệm phức tạp hơn đang được phát triển và xác nhận để đảm bảo loại virus này không bị phát hiện.
>>> Nghiên cứu đột phá về thuốc tránh thai dành cho phụ nữ.
Nguồn newsweek
Người đàn ông 57 tuổi có tên Bennett đã nhận được một quả tim lợn trong cuộc phẫu thuật đột phá diễn ra ở Maryland. Ông bị bệnh tim giai đoạn cuối và ca phẫu thuật là nỗ lực cuối cùng để có cơ hội được sống. Tuy nhiên, điều không may là Bennett qua đời vào ngày 8/3, hai tháng sau cuộc phẫu thuật. Muhammad M. Mohiuddin, giáo sư phẫu thuật và giám đốc khoa học của Chương trình Cấy ghép Xenot Tim mạch tại UMSOM, cho biết cuộc phẫu thuật của Bennett đã cung cấp "những hiểu biết vô giá" về cách thức hoạt động của tim lợn biến đổi gen trong cơ thể người.
Các nhà khoa học đã rất lạc quan và có kế hoạch tiếp tục công việc của mình trong các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai. Vào thời điểm đó, người phát ngôn của bệnh viện cho biết "không có nguyên nhân rõ ràng" cho cái chết của ông này. Tuy nhiên theo một báo cáo trên Tạp chí Công nghệ MIT , các chuyên gia đã phát hiện ra con lợn được sử dụng để cấy ghép đã mang một loại virus trên lợn, có thể là một phần nguyên nhận của cái chết.
Sự hiện diện của một loại virus
Bartley Griffith từ Đại học Y khoa Maryland, người thực hiện cấy ghép tim, đã mô tả sự hiện diện của virus. Tuy nhiên trước đó, con lớn được sử dụng trong quá trình cấy ghép được cho là không có mầm bệnh. Đại diện phía công ty công nghệ sinh học nuôi con lợn chưa có bình luận về vụ việc.Còn theo MIT Technology Review, Griffith cho biết họ nhận thấy một "đốm sáng" cho thấy sự hiện diện của cytomegalovirus ở lợn 20 ngày sau khi phẫu thuật, tuy nhiên nó ở mức độ rất thấp nên nó gần như không được quan tâm. Vào ngày thứ 43 sau cuộc phẫu thuật, tình hình Bennett bắt đầu xấu đi. "Có điều gì đó đã xảy ra với anh ấy. Anh ấy trông có vẻ bị nhiễm trùng. Anh ấy mất tập trung và sẽ không nói chuyện với chúng tôi."
Các bác sĩ đã cố gắng điều trị nhiễm trùng cho ông, cố gắng đảm bảo hệ thống miễn dịch tiếp tục chấp nhận trái tim của "người hiến tặng". Sau khi được điều trị, sức khỏe của ông đã có những tiến bộ thì một tuần sau sức khỏe của lại bất ngờ xuống dốc.
Griffith cho biết sinh thiết không cho thấy dấu hiệu đào thải, thay vào đó, nhóm nghiên cứu cho rằng virus có thể đã khiến trái tim bắt đầu bị phá hủy. Griffith nói đã bắt đầu tìm hiểu lý do tại sao ông ấy lại qua đời và cho rằng virus có thể đã "làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ.". "Nếu đây là một bệnh nhiễm trùng, chúng tôi có thể ngăn chặn nó trong tương lai."
Jay Fishman, một chuyên gia cấy ghép tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nói rằng loài virus được tìm thấy trong tim lợn không được cho là có khả năng lây nhiễm vào tế bào con người. Tuy nhiên, nó được biết là gây ra các phản ứng làm tổn thương cơ quan được cấy ghép. Còn Joachim Denner thuộc Viện Vi-rus học tại Đại học Tự do Berlin, người đã thực hiện nghiên cứu về vi-rút ở lợn trên các cơ quan cấy ghép, cho biết loại vi-rus này tiềm ẩn và khó phát hiện.
Denner nói mặc dù nhóm nghiên cứu ở Mỹ đã kiểm tra phần mõm lợn, nhưng virus có thể đã hiện diện trong các mô sâu hơn. Ông nói trong sự tiếc nuối "Virus có thể được phát hiện và dễ dàng loại bỏ khỏi quần thể lợn, nhưng tiếc là họ đã không sử dụng một xét nghiệm tốt và không phát hiện ra virus, đây chính là lý do. Con lợn hiến tặng tim đã bị nhiễm bệnh, và virus đã được truyền qua đường cấy ghép."
Virus không phải lý do chính gây ra cái chết?
Tuy nhiên, Denner cho biết virus từ lợn không phải nguyên nhân chính sau cái chết của Bennett. Vì bệnh nhân này vốn đã có thể trạng rất yếu, virus có thể đã góp phần nhưng không phải lý do duy nhất.Christine Tait-Burkard, một chuyên gia về coronavirus và động mạch tại Đại học Edinburgh ở Anh, nói rằng trong hầu hết các trường hợp, virus cytomegalovirus ở lợn ảnh hưởng đến "người hiến tặng" nhưng hầu hết không có triệu chứng do khả năng miễn dịch bầy đàn cao. Cytomegalovirus ở người được biết là có khả năng kích hoạt lại ở người nhận nội tạng.
Cũng giống như bất kỳ loại herpesvirus nào, chúng tích hợp vào bộ gen chúng ta và hầu như không hoạt động. Cho đến khi chúng ta tiếp xúc với căng thẳng hoặc các yếu tố khác cản trở hệ thống miễn dịch.
Trong khi các bác sĩ ở Mỹ đã dường như đã sử dụng một loại thuốc kháng virus cytomegalovirus cidofovir cũng như các loại thuốc herpesvirus ở người, chúng có thể không phù hợp để chống lại cytomegalovirus ở lợn. Vì thế, việc nhiễm virus này nên được công nhận là một vấn đề đối với cấy ghép trước khi phẫu thuật, sẽ cần phải được thực hiện rất nghiêm túc cho các ca cấy ghép Xenotransplant trong tương lai.
Hiện vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ cho thấy virus lợn gây ra nhiễm trùng ở Bennett. Con lợn hiến tặng được nuôi trong một cơ sở sử dụng các phương pháp ngăn chặn pCMV và các mầm bệnh tiềm ẩn lây nhiễm sang động vật hiến tặng khác. Con lợn hiến tặng khỏe mạnh được sử dụng để cấy ghép xenotransplant này đã được sàng lọc các mầm bệnh nhiều lần. Nó đã được kiểm tra ngay trước khi vận chuyển đến Maryland và ngay trước khi cấy ghép vài ngày sau đó.
Việc thử nghiệm cũng tuân thủ các quy trình đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Khi có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai, các kỹ thuật thử nghiệm phức tạp hơn đang được phát triển và xác nhận để đảm bảo loại virus này không bị phát hiện.
>>> Nghiên cứu đột phá về thuốc tránh thai dành cho phụ nữ.
Nguồn newsweek