Vì sao người Mỹ yêu thích "Demon Slayer" đến vậy?

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Thời đại dịch, con người thay đổi nhiều thói quen so với trước. Đọc sách nhiều hơn, đắm chìm trong không gian thực tế ảo của trò chơi điện tử, cày các bộ phim truyền hình dài tập,... Rất nhiều người trong chúng ta trở nên nghiện Animal Crossing, và sau đó là Demon Slayer, bộ anime Nhật Bản khiến các cô cậu thanh thiếu niên hay thậm chí cả người lớn mê mệt. Tháng Tư năm nay, bản điện ảnh Demon Slayer The Movie: Mugen Train đã thiết lập 1 kỷ lục phòng vé mới. Rất nhiều năm sau Pokémon Spirited Away, người ta mới thấy 1 phim anime khuấy đảo phòng vé đến thế. Phim nhanh chóng trở thành phim nói tiếng nước ngoài mở màn cao nhất, phim hoạt hình rated-R doanh thu cao nhất. Sau đó, trở thành phim ăn khách nhất cả năm 2020 với hơn 500 triệu USD doanh thu toàn cầu. Thành công ở Mỹ chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ quê nhà Nhật Bản, nơi mà Demon Slayer được coi như 1 hiện tượng văn hóa. Nó lôi kéo hàng dài người đổ ra rạp, xô đổ hàng loạt kỷ lục phòng vé.
Vì sao người Mỹ yêu thích Demon Slayer đến vậy?
"Demon Slayer The Movie: Mugen Train" hiện là phim có doanh thu cao nhất phòng vé Nhật Bản Bộ phim làm được điều không tưởng khi lật đổ chính ********* Spirited Away của Hayao Miyazaki, trở thành phim ăn khách nhất lịch sử điện ảnh Nhật Bản. Điều này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người, từ giới chuyên môn đến khán giả đại chúng, khi cái tên Mugen Train xuất hiện dày đặc trên mặt báo. Vậy điều gì đã khiến người Mỹ đón nhận tác phẩm này đến vậy?

Được thiết kế hướng tới đại chúng

Quá trình sáng tạo 2 sản phẩm này rất khác biệt. Bộ phim của Miyazaki có tính độc lập cao bởi ông muốn toàn quyền kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Nó tránh xa 1 thứ gọi là hội đồng sản xuất (production commitee) trong ngành công nghiệp anime. Đây là 1 nhóm các doanh nghiệp kết hợp với nhau để cùng sản xuất 1 loạt phim, tối ưu nó sao cho có thể kiếm thật nhiều tiền. Miyazaki lại khác, ông tự viết kịch bản, kiểm tra từng khung hình, lồng ghép vào đó những tư tưởng và thông điệp cá nhân, đôi khi còn nhuốm cả màu sắc chính trị. Đặc biệt, ông phản đối việc thương mại hóa sản phẩm của mình để kiếm lợi nhuận tối đa. Sẽ không có hội đồng hay ủy ban nào được can thiệp vào đứa con tinh thần của ông.
Vì sao người Mỹ yêu thích Demon Slayer đến vậy?
Tác phẩm huyền thoại "Vùng đất linh hồn" từng thắng giải Oscar của Hayao Miyazaki Trái lại, Demon Slayer The Movie: Mugen Train ngay từ đầu đã là 1 sản phẩm thương mại, tức là đề cao tính giai trí, tính phổ biến và tính kinh tế. Không phải theo đuổi bản sắc cá nhân hay tầm nhìn nghệ thuật, mà là để phục vụ cho mô hình hội đồng sản xuất nhắc đến ở trên. Câu chuyện được tiếp nối phiên bản truyền hình đã rất thành công trước đó, nhằm lôi kéo khán giả tìm hiểu về Demon Slayer, cũng như chiều chuộng cộng đồng hâm mộ sẵn có. Rất dễ để nhận ra khác biệt này. Khi đưa tin về sự thành công của Demon Slayer, báo chí thường khai thác về thành tích bán vé, tầm ảnh hưởng kinh tế hay những lợi ích mà nó mang lại cho các công ty đứng sau. Thay vì nhắc đến đạo diễn Haruo Sotozaki, tên ông bị gộp chung vào xưởng sản xuất Ufotable, không đề riêng ở phần credit của phim. Các báo lớn như Nikkei, Japan Today, Reuters, Financial Times,... thậm chí còn nhắc đến nhà đầu tư chính là Sony nhiều hơn cả Ufotable.

Câu chuyện dễ hiểu, dễ đồng cảm

Demon Slayer The Movie: Mugen Train nằm trong loạt anime chuyển thể dựa trên manga cùng tên của mangaka Koyoharu Gotoge. Câu chuyện lấy bối cảnh ở thời Đại Chính (Taisho: 1912 - 1926), theo chân 1 cậu bé tên Tanjiro Kamado. Cậu sống cùng gia đình tại 1 vùng núi hẻo lánh, cách xa chốn phố thị đang hiện đại hóa nhanh chóng của Nhật Bản. Một ngày nọ, Tanjiro phát hiện gia đình mình bị giết hại bởi 1 con quỷ còn em gái mình - Nezuko Kamado - đã hóa thành quỷ. Kể từ đó, Tanjiro lên đường đi tìm cách chữa cho em gái trở lại thành người, cũng như học cách trở thành 1 kiếm sĩ thuộc Sát Quỷ Đoàn. Khán giả phương Tây có thể nhanh chóng tìm thấy điểm quen thuộc của câu chuyện này với những truyền thuyết quái vật của họ. Giống như loài ma cà rồng của phương Tây, những con quỷ ở đây luôn khát máu và có thể biến con người thành quỷ, đồng thời cũng sợ ánh sáng mặt trời. Bên cạnh sự pha trộn giữa truyện dân gian Nhật Bản và truyền thuyết quái vật phương Tây, tác giả còn lồng ghép vào đó những câu chuyện cá nhân đời thường. Những con quỷ thường phản chiếu mặt tối bên trong mỗi cá nhân, thường xuất hiện dưới nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt khác nhau, có động cơ khác nhau để trở thành 1 con quỷ khát máu. Đôi khi, con người không thể vượt qua được biến cố và quyết định bỏ lại cuộc sống bình thường vốn có, hoặc là đánh mất chính mình. Nhân vật Nezuko trong Demon Slayer cũng dễ khiến khán giả Mỹ đồng cảm. Khi cô đã trở thành quỷ nhưng luôn cố duy trì tính người bên trong mình. Dòng máu quỷ tìm cách trỗi dậy nhưng bị chính Nezuko kiềm chế lại. Đây là kiểu nhân vật phổ biến đối với khán giả Mỹ, khi có trong tay sức mạnh to lớn nhưng không chấp nhận để bản thân bị nó thao túng. Xung đột này khiến nhân vật em gái dễ chiếm cảm tình người xem.
Vì sao người Mỹ yêu thích Demon Slayer đến vậy?
Nhân vật Nezuko dễ dàng thu hút nhóm khán giả nam tìm đến với anime Hơn nữa, tạo hình Nezuko không giấu diếm ý đồ thu hút các khán giả nam với các cử chỉ dễ thương, luôn tỏ ra là 1 đứa em gái đáng yêu, ngoan ngoãn, Về cơ bản, khán giả Mỹ dễ bị thu hút bởi 1 anime Nhật bởi câu chuyện rất gần gũi với họ. Một nhân vật chính kiên định và giàu tình cảm, nghị lực. Một người đồng hành có hình mẫu quen thuộc và luôn tỏ ra dễ mến. Ngay cả những con quỷ cũng thường có câu chuyện riêng khi còn là con người, với những khát khao hay ước mơ riêng, cảm xúc rõ ràng.

Thời đại streaming

Có 1 thứ mà Demon Slayer hưởng lợi rất lớn so với những anime tiền nhiệm, chính là streaming. Hàng triệu khán giả đã biết đến bộ phim trước đó qua các nền tảng chiếu phim trực tuyến. Một khi nó đã được chú ý, nó sẽ không dừng lại và càng bùng nổ mạnh mẽ hơn. Anime đang dần trở thành xu hướng chủ đạo của ngành giải trí, thay vì chỉ phục vụ 1 cộng đồng đam mê văn hóa Nhật “nhỏ bé” như trước. Công ty con của Sony là Aniplex đóng vai trò quan trọng trong sự phổ biến của bộ phim. Khi họ cấp phép rộng rãi Demon Slayer cho các nền tảng trực tuyến lớn, giúp khán giả Mỹ nhanh chóng theo kịp xu hướng ở thị trường Nhật Bản, dễ dàng tiếp cận những tập phim mới nhất. Công đoạn lồng tiếng và phụ đề cũng được chú trọng hơn để giới thiệu tới khán giả Mỹ 1 bộ phim mới.
Vì sao người Mỹ yêu thích Demon Slayer đến vậy?
Sau thành công của "Demon Slayer", Sony liền mua lại nền tảng trực tuyến Crunchyroll để thúc đẩy kinh doanh anime Cuối cùng, sau thành công của bản chiếu rạp Mugen Train, Sony đã bỏ ra 1,2 tỷ USD để mua lại Crunchyroll, nền tảng chiếu anime trực tuyến lớn nhất bên ngoài Nhật Bản. Công ty dự định tận dụng thành công của Demon Slayer để mở rộng tầm ảnh hưởng của các bộ anime do mình sản xuất. Trước đó, báo JPrime của Nhật từng ước tính, Sony là công ty sẽ thu được nhiều tiền nhất từ thành công của dự án Mugen Train. Các nền tảng trực tuyến như Netflix, Hulu, Amazon, Crunchyroll,... sẽ ngày càng giúp anime trở nên phổ biến hơn, sau thành công của Demon Slayer trên đất Mỹ. Bộ phim lại 1 lần nữa cho thấy quyền lực mềm của người Nhật, chỉ với 1 bộ anime, họ có thể làm những người ở bên kia bán cầu say mê cuồng nhiệt. Nguồn: Newyorker
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top