Vì sao nguyệt thực hôm nay là nguyệt thực dài nhất trong 580 năm?

Christine May

Editor
Thành viên BQT
Trăng tròn sẽ xuất hiện màu đỏ trong thời gian trong nguyệt thực do sự tán xạ ánh sáng Rayleigh. Hiện tượng nguyệt thực gần như toàn phần trùng với trăng tròn trong đêm nay sẽ dài nhất trong hơn nửa thiên niên kỷ. Nó kéo dài gần 3 giờ rưỡi đồng hồ và theo NASA, đây là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ. Còn theo Đài quan sát Holcomb ở bang Indiana đây là nguyệt thực dài nhất trong 580 năm. Chúng ta đã không nhìn thấy nguyệt thực trong thời gian dài như vậy kể từ ngày 18/2/1440 và chúng ta sẽ không nhìn thấy một lần nguyệt thực tương tự như vậy cho đến ngày 8/2/2669, theo Time and Date.
Vì sao nguyệt thực hôm nay là nguyệt thực dài nhất trong 580 năm?
Nguyệt thực một phần vào tháng 11/2021 sẽ gần như là nguyệt thực toàn phần, theo Dateandtime Tại sao nguyệt thực vào tháng 11/2021 lại kéo dài như vậy? Theo trang Earth Sky (trang nói là nguyệt thực lần này dài đến 6 tiếng), điểm cực đại của nguyệt thực diễn ra khoảng 41 giờ trước khi mặt trăng đạt tới đỉnh, điểm xa nhất của nó so với Trái đất trong tháng này. Mặt trăng càng ở xa, nó di chuyển dọc theo quỹ đạo của nó càng chậm. Một mặt trăng ở đỉnh apogee (điểm xa trái đất nhất) có nghĩa là nó mất nhiều thời gian hơn để đi qua bóng của Trái đất. Nguyệt thực này trùng với ngày rằm theo lịch âm, tức ngày trăng tròn, đặc biệt tròn, ở Mỹ được gọi là trăng máu hải ly do vào mùa cao điểm săn hải ly. NASA thông báo Trái đất sẽ bắt đầu che khuất phần trên bên trái của mặt trăng lúc 1:02 sáng E.T. "Nhưng sự mờ đi một chút của mặt trăng sẽ không đáng chú ý cho đến khi bóng tối đầy đủ của Trái đất bắt đầu rơi xuống phần trên của mặt trăng lúc 2:18 sáng".

Nguyệt thực một phần với căn chỉnh gần như hoàn hảo​

Vì sao nguyệt thực hôm nay là nguyệt thực dài nhất trong 580 năm?
Ngày 19/11/2021, nguyệt thực một phần này sẽ là sự kiện thiên văn dài nhất. Lần nguyệt thực một phần cuối cùng kéo dài hơn đã xảy ra vào ngày 18/2/1440. Lần tiếp theo Trái đất sẽ thấy nguyệt thực một phần kéo dài như tháng này là vào ngày 8/2/2669. Tại sao nó lại kéo dài như vậy? Chuyển động của các thế giới trong không gian đóng một vai trò nào đó. Trong khoảng thời gian từ 06:02 đến 12:03 UTC (tức từ 13h30 đến 19h02 giờ Hà Nội) vào ngày 19/11, mặt trời, Trái đất và mặt trăng sẽ sắp xếp thẳng hàng gần như hoàn hảo. Bóng của Trái đất sẽ rơi trên mặt trăng, dẫn đến nguyệt thực một phần. Tại điểm cực đại của nguyệt thực - lúc 09:02 UTC, tức 16h03 giờ Hà Nội - 97% bề mặt của mặt trăng sẽ bị che bởi phần tối bên trong của bóng Trái đất, được gọi là vùng bóng tối umbra. Phần mảnh còn lại của đĩa mặt trăng sẽ nằm sâu trong phần sáng hơn, bên ngoài của bóng Trái đất, được gọi là penumbra (bề mặt hình nón bóng nửa tối). Thời lượng tổng thể của nguyệt thực vào tháng 11/2021 - từ thời điểm mặt trăng đi vào bóng mờ của Trái đất cho đến khi nó rời đi - sẽ vào khoảng 21.693 giây (khoảng 6 giờ 2 phút). Đối với nguyệt thực không toàn phần - nói cách khác, nguyệt thực chỉ có các pha nằm ngang và một phần - thì đây là một khoảng thời gian dài bất thường. Nhân tiện, khi nói về thời gian của nguyệt thực này, chúng ta đang bao gồm các giai đoạn cận kề trước và sau nguyệt thực một phần. Pha cực đại của ngày 18-19/11/2021, nguyệt thực một phần dài 3 giờ 28 phút 24 giây. Đây là hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất trong thế kỷ này. Lần trăng tròn tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 18/12/2021 và nguyệt thực đầu tiên của năm 2022 sẽ xảy ra vào ngày 15/5. Nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc gần 6h tối hôm nay (giờ Hà Nội). Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng Thủy văn trung ương, thời tiết hôm nay khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mây, mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to đến rất to nên khả năng ngắm nguyệt thực bị hạn chế. Khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng nên có thể ngắm nguyệt thực toàn phần tốt, đặc biệt ở những nơi quang đãng, ít bị ô nhiễm ánh sáng như ở đô thị.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top