Vì sao nhiều người có ác cảm, thậm chí né tránh đồ ăn nhanh?

Theo thống kê, có khoảng 1/3 người Mỹ trưởng thành ăn thức ăn nhanh vào bất kể ngày nào. Nhiều phân tích cũng cho thấy, thức ăn nhanh thực sự không tốt cho bạn vì nó thường liên quan đến "đại dịch béo phì" đang ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Mỹ, trong số một loạt các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.

Lý do chính khiến nhiều người né tránh đồ ăn nhanh

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất cho thấy, lý do chính khiến mọi người tránh xa thức ăn nhanh không phải đơn giản do nó không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, "cảm giác tội lỗi" đã thúc đẩy họ từ bỏ chúng. Nghiên cứu thực hiện khảo sát, hơn 300 người trả lời thông qua bảng câu hỏi trực tuyến, sau đó xác định những yếu tố chủ yếu nhằm phân biệt giữa những người tự nhận mình có thói quen sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên và những người không thường xuyên. "Nghiên cứu đã cho thấy một vấn đế khác là lý do chính để tránh thức ăn nhanh ở nhiều người, ngoài những giả định mang tính giai thoại rằng chất lượng dinh dưỡng thấp của thức ăn nhanh có thể không khuyến khích việc con người tiêu thụ nó", tác giả đầu tiên và nhà nghiên cứu quản lý khách sạn Kiwon Lee từ Đại học Bang Kent giải thích. Mặc dù chất lượng dinh dưỡng hay sự thiếu hụt chúng chắc chắn là một yếu tố trong tâm trí mọi người khi nghĩ về thức ăn nhanh, nhưng đó chỉ là một trong nhiều vấn đề tiềm ẩn khác mà chúng ta cân nhắc khi tìm kiếm một bữa ăn tiếp theo cho mình.
Vì sao nhiều người có ác cảm, thậm chí né tránh đồ ăn nhanh?
Trong cuộc khảo sát nói trên, những người trả lời được yêu cầu cho biết họ đánh giá tầm quan trọng các loại thực ăn nhanh dựa trên những điều gì, chẳng hạn như giá tị chức năng (sự tiện lợi, hương vị, sự quen thuộc... hay giá trị cảm xúc (niềm vui ăn cùng bạn bè). Những câu hỏi về nhiều vấn đề khác như nguy cơ ngộ độc thực phẩm đến các mối quan tâm về quyền lợi động vật, các tác động môi trường của việc sản xuất thức ăn nhanh. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loạt các kỹ thuật thống kê để cân bằng và giải thích các dữ liệu thô, họ đã tìm thấy hai yếu tố phân biệt chính đặc biệt xác định những người tiêu dùng thức ăn nhanh không thường xuyên. - Yếu tố đầu tiên được báo cáo là xu hướng tiêu thụ thức ăn nhanh của họ trong những tình huống ngẫu nhiên, có phần nằm ngoài tầm kiểm soát của họ - chẳng hạn như trong những thời điểm có áp lực về thời gian, khi di du lịch, thức ăn ở trong nhà đã hết hoặc trong những khoảng thời gian căng thẳng. Ngược lại đối với những người thường xuyên lựa chọn đồ ăn nhanh một cách tự nguyện không chịu những áp lực nói trên - Yếu tố phân biệt thứ hai đối với những người không thường xuyên ăn thức ăn nhanh đã giải thích rõ ràng hơn tại sao họ không ăn thức ăn nhanh chính là vì... cảm giác thấy tội lỗi. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng "Những người tiêu dùng thuộc nhóm không thường xuyên này có thể có xu hướng cảm thấy tội lỗi khi ăn đồ ăn nhanh và họ cảm thấy mình đã hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ khi không ăn chúng. Điều thú vị ở đây chính là sự "không lành mạnh" thường được coi là một vấn đề lớn của hầu hết các loại thức ăn nhanh và thường được cho là lý do chính để tránh nó, dường như không ảnh hưởng đến việc phân biệt đối xử giữa người tiêu dùng thường xuyên và người tiêu dùng không thường xuyên."

Kết quả này có thể hữu ích với các chương trình chống béo phì

Kết quả này cho thấy, kiến thức về hàm lượng dinh dưỡng kém từ đồ ăn nhanh chưa đủ ảnh hưởng đến thói quen tiêu thụ của một ai đó. Nhóm nghiên cứu cũng viết thêm: "Có thể giả định rằng việc nhận thức được thức ăn nhanh không có lợi cho sức khỏe dẫn đến việc tránh tiêu thụ khi nhận thức đó còn đi kèm với các lý do khác để ngừng ăn thức ăn nhanh - chẳng hạn như cảm giác tội lỗi." Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng kích thước mẫu từ nghiên cứu của họ cũng tương đối nhỏ, và do đó họ cũng đề xuất thêm rằng cần thận trọng khi tổng quát hóa kết quả. Ngoài ra, để quản lý tốt hơn ở cuộc khảo sát này, họ chỉ giới hạn những câu hỏi cho mọi người về bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên, mặc dù trên thực tế dữ liệu nghiên cứu có thể được mở rộng sang các bộ dữ liệu lớn hơn hơn và nhiều nhóm thức ăn nhanh khác.
Vì sao nhiều người có ác cảm, thậm chí né tránh đồ ăn nhanh?
Quan trọng hơn, nhóm nghiên cứu cho biết các chương trình phòng chống béo phì cũng có thể đạt những kết quả tốt hơn, bằng cách tập trung vào thông điệp "lời kêu gọi tội lỗi". Cố thuyết phục những người đang có thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh mỗi ngày chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn, chỉ bằng cách nhấn mạnh cảm giác tội lỗi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến một số yếu tố chính để phân biệt những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh gồm: sự tiện lợi, sự hấp dẫn về hương vị, lo ngại về tính không an toàn tiềm ẩn của thức ăn nhanh, nhất là đối với người ăn nhiều. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm, những thông tin chi tiết này sẽ sớm được hướng đến tất cả chúng ta bằng các chiến dịch quảng cáo được tối ưu hóa, cho dù là khách hàng ngẫu nhiên hay là nhóm người thường xuyên dùng đồ ăn nhanh. Nguồn Sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top