Vì sao pin điện thoại lại tụt nhanh hơn khi trời lạnh?

Có thể không quá phổ biến ở nước nhiệt đới như Việt Nam, nhưng ở các nước phương Tây, vào mùa đông lạnh giá thì có một hiện tượng là pin của smartphone tụt nhanh hơn bình thường. Nguyên nhân do đâu?
Hiện tại, hầu hết các điện thoại đều sử dụng pin lithium-ion. Chúng có nhiều lợi ích, nhưng tồn tại hai nhược điểm là nhiệt độ cao có thể phát nổ, còn nhiệt độ thấp thì khả năng hoạt động bị giảm đáng kể.
Pin lithium-ion sử dụng phản ứng hóa học để tạo ra năng lượng, nên ở nhiệt độ lạnh, các phản ứng sẽ khó xảy ra hơn hoặc chậm lại. Việc giữ cho điện thoại hoạt động trong điều kiện thời tiết lạnh cũng khiến pin tiêu hao một phần năng lượng lớn hơn bình thường. Đó chính là nguyên dân khiến pin điện thoại sụt nhanh hơn trong thời tiết lạnh.
Vì sao pin điện thoại lại tụt nhanh hơn khi trời lạnh?
Pin lithium có cấu tạo hai cực âm-dương. Khi pin được sạc đầy, các ion tập trung ở đầu cực dương, còn khi pin cạn thì các ion dồn lại ở đầu cực âm. Tùy thuộc vào mức độ lạnh mà thời lượng pin bị hao hụt nhanh hay chậm; có trường hợp lạnh quá, điện thoại vừa sạc đầy chỉ hoạt động được vài phút là "sập".
Theo nhiều chuyên gia công nghệ, cách tốt nhất để giữ pin smartphone an toàn trong thời tiết lạnh là tắt nguồn điện thoại. Nếu trong trường hợp bất khả kháng cần giữ liên lạc, bạn nên giữ ấm chúng bằng cách để trong túi kín. Các loại ốp lưng cũng giúp điện thoại giữ nhiệt tốt hơn trong thời tiết lạnh, nhưng bạn không nên cắm sạc để "sưởi ấm" cho điện thoại.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top