Vì sao Tào Tháo cả đời chỉ xưng Vương chứ không xưng Đế?

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng cuối thời Đông Hán, đặt nền móng hình thành nhà Tào Ngụy thời Tam quốc.
Trong số ba vị quân chủ đứng đầu các thế lực Tam quốc là Lưu Bị và Tôn Quyền, Tào Tháo là một nhân vật đặc biệt. Tuy không có xuất thân trong danh gia vọng tộc, nhưng Tào Tháo đã từng bước thiết lập cơ nghiệp cho nhà Tào Ngụy trong thời Tam quốc bằng sự mưu lược, trí dũng và cả sức mạnh quân sự của mình.
Vì sao Tào Tháo cả đời chỉ xưng Vương chứ không xưng Đế?
Tào Tháo khi ở đỉnh cao quyền lực cũng nhất định không xưng đế
Tuy nhiên, một điều khiến các nhà nghiên cứu lịch sử đến nay vẫn đau đầu là Tào Tháo, ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực nắm trong tay triều đình, kiểm soát cả Hán Hiến Đế nhưng lại bỏ qua mọi lời khuyên phế vua tự lập triều đại mới. Đến lúc chết, Tào Tháo vẫn chỉ là một Ngụy Vương, một Thừa tướng của nhà Đông Hán.
Có nhiều lý do được đồn đoán là nguyên nhân khiến Tào Tháo không xưng Đế, nhưng đây là 3 nguyên nhân chính được nhiều người đồng tình nhất.
Thứ nhất, Tào Tháo đã sử dụng sách lược "phò tá thiên tử để hiệu lệnh chư hầu". Đây cũng là sách lược để Tào Tháo danh chính ngôn thuận nắm giữ quyền lực, "dưới một người mà trên cả vạn người".
Nhà Đông Hán những năm cuối cùng tuy đã suy yếu nhưng hoàng đế vẫn được coi là vị trí tối thượng, có sức ảnh hưởng rất lớn tới người trong thiên hạ. Nếu Tào Tháo bị danh vọng làm mờ mắt, phế vua tự lập triều đại mới, tất sẽ bị mang tiếng là phản tặc, khiến lòng dân không phục.
Hơn nữa, đại nghiệp thống nhất thiên hạ, khi tham chiến phải danh chính ngôn thuận thì mới thu hút được hiền tài. Vì vậy, việc Tào Tháo phò tá "thiên tử" để hiệu lệnh chư hầu là một sách lược đúng đắn để có thể gặt hái được nhiều thành công đến vậy.
Vì sao Tào Tháo cả đời chỉ xưng Vương chứ không xưng Đế?
Thứ hai, bài học từ thất bại của Viên Thiệu đã khiến Tào Tháo buộc phải cẩn trọng hơn. Viên Thiệu có binh lực hùng mạnh nhưng lại mất lòng thiên hạ, kết cục thân bại danh liệt. Tào Tháo chắc chắn coi đây là tấm gương để không được hành động hồ đồ.
Kể từ khi bắt đầu khởi binh dẹp loạn, đánh Đổng Tác, Viên Thuật, Lã Bố,... Tào Tháo luôn lấy danh nghĩa phụng sự nhà Đông Hán, giương cao ngọn cờ chính nghĩa là đánh đuổi nghịch tặc. Nếu không phải đánh vì chính nghĩa, liệu Tào Tháo có thu phục được lòng dân?
Thứ ba, về cơ bản Tào Tháo cũng không cần thiết phải xưng Đế. Vì dù thế nào, Hoàng đế nhà Đông Hán lúc bấy giờ cũng chỉ là "hữu danh vô thực", thực quyền nằm hết trong tay Tào Tháo. Thay vì xưng Đế, Tào Tháo tập trung sức lực vào chinh phạt Thục Hán và Đông Ngô, từ đó thống nhất thiên hạ.
Thực tế, khi Tôn Quyền dâng biểu mong muốn Tào Tháo lên ngôi hoàng đế, Tào Tháo từng nói :"Nhược bằng thiên mệnh chỉ cho ta làm một Chu Văn Vương mà thôi".
Đây là một câu trả lời khôn ngoan nhưng đầy ẩn ý của Tào Tháo. Ông nói rõ việc mình không có ý chiếm ngôi hoàng đế, nhưng cũng không loại trừ khả năng con cháu mình sau này có thể trở thành hoàng đế, thay đổi triều đại. Và ông đã đúng, vì con trai ông là Tào Phi sau này đã lên làm hoàng đế.
Xét ba nguyên nhân trên, đây rất có thể là những lý do tại sao Tào Tháo lại không xưng Đế trong suốt cuộc đời của mình.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top