Vì sao Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... năm Mão đại diện bởi con thỏ, còn riêng Việt Nam lại là con mèo?

Trong văn hóa của người Việt, mèo đứng ở vị trí thứ tư trong 12 con giáp. Danh sách này có nguồn gốc từ lịch Can - Chi, gắn liền với Thập Nhị Chi, xuất hiện vào thời nhà Thương (1766-1122 TCN) ở Trung Quốc. Còn trong văn hóa con giáp Trung Quốc lại không dùng hình tượng con mèo. Đằng sau đó là cả một câu chuyện khá thú vị
Có một truyền thuyết dân gian về 12 con giáp khởi nguồn từ văn hóa Trung Hoa như sau:
Vào ngày đầu năm mới, Ngọc Hoàng đại đế muốn chọn ra 12 con vật làm vị thần đại diện cho mỗi năm. Hẳn nhiên là rất nhiều loài vật muốn được tham gia. Mèo và chuột lúc này còn là bạn tốt. Vào ngày 30 Tết, mèo nhờ chuột gọi nó dậy vào hôm sau để cùng đi tiến cử nhưng chuột tính nhỏ nhen đã không gọi mèo đi cùng, âm thầm đi một mình cho nền khiến mèo mất đi cơ hội được Ngọc Hoàng lựa chọn. Vì thế mà từ đó về sao, mèo không xuất hiện trong danh sách 12 con giáp ở Trung Quốc, chuột và mèo từ đó về sau cũng thù oán nhau, mèo cứ thấy chuột ở đâu là đuổi bắt.
Có thể người ta không hiểu rõ danh sách 12 con giáp này xuất xứ từ đâu nên dựa trên một câu chuyện dân gian để giải thích. Người Trung Quốc xưa đã chọn 12 con vật gắn liền với đời sống hoặc được con người thuần dưỡng sớm nhất để đưa vào lịch Can - Chi, theo thứ tự: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn).

Vì sao Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... năm Mão đại diện bởi con thỏ, còn riêng Việt Nam lại là con mèo?
Việc thuần hóa mèo ở Trung Quốc cũng được cho là diễn ra tương đối muộn cho nên mèo không xuất hiện trong danh sách 12 con giáp. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc cho nên các cung hoàng đạo ở Nhật Bản và Hàn Quốc về cơ bản giống như ở Trung Quốc.Việc thuần hóa mèo ở Trung Quốc cũng được cho là diễn ra tương đối muộn cho nên mèo không xuất hiện trong danh sách 12 con giáp. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc cho nên các cung hoàng đạo ở Nhật Bản và Hàn Quốc về cơ bản giống như ở Trung Quốc.
Riêng ở Việt Nam, trong danh sách này, con mèo đã được dùng thay thế cho con thỏ. Một trong những cách lý giải phổ biến nhất đó là chữ "thỏ" trong tiếng Trung Quốc phát âm là "mao" - nghe giống từ mão (con mèo) trong tiếng Việt. Vì 2 từ này phát âm gần giống nhau cho nên đã xảy ra sự nhầm lẫn trong một thời gian dài, cuối cùng còn mèo đã được lựa chọn thay thế cho thỏ.
Cách lý giải tiếp theo nghe có vẻ "khoa học" hơn, liên quan đến yếu tố môi trường sống. Người Việt đã không bê nguyên mô hình ở Trung Quốc mà có những cải biến cho phù hợp với môi trường sống của mình.
Cụ thể, ở Việt Nam, môi trường có nhiều thuận lợi cho loài mèo phát triển hơn loài thỏ rất nhiều. Thỏ ở Việt Nam vốn cũng không phải là loài thân thuộc và phổ biến. Còn mèo lại khá gần gũi với các gia đình Việt khi chúng được nuôi để bắt chuột, nó cũng xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ, các bài hát...

Vì sao Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... năm Mão đại diện bởi con thỏ, còn riêng Việt Nam lại là con mèo?
Một giả thuyết nữa là ở Trung Quốc, con thỏ tượng trưng cho hạnh phúc và những người sinh năm thỏ thường tốt bụng, đáng tin và sống nội tâm. Còn ở Việt Nam thỏ thường được coi là nguồn lấy thịt phổ biến (thực phẩm) hơn là một biểu tượng cho nên con mèo được thế vào vị trí đó.
Một người nuôi động vật ở Việt Nam chia sẻ rằng "Việc người Việt thay thỏ bằng mèo trong danh sách 12 con giáp là điều phù hợp. Thỏ là loài gặm nhấm như chuột, trong khi chuột cũng là một trong 12 con giáp. Thông thường, các con giáp nên là độc nhất và khác biệt với nhau. Mèo còn giúp tạo ra thế đối xứng với chó. Theo thuyết âm dương, điều này thể hiện sự cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn. Vì vậy, dùng mèo thay thỏ trong 12 con giáp được cho là tốt hơn."


>>>Bí ẩn lời cầu nguyện thời trung cổ giúp cầm máu, bệnh viện thời hiện đại vẫn áp dụng
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top