Viết đơn xin lỗi Toyota đi là vừa: người dùng Trung Quốc bây giờ chuộng xe hybrid hơn cả xe thuần điện

Homelander The Seven

I will laser every f****** one of you!
Thị trường ô tô Trung Quốc đang chứng kiến 1 xu hướng thú vị: xe hybrid sạc điện (plug-in hybrid) đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng hơn xe điện thuần (EV). Lí do bởi người mua muốn tìm cách giải quyết nỗi lo về phạm vi di chuyển và chi phí.

Xe hybrid có thể chạy quãng đường ngắn bằng pin và chuyển sang sử dụng nhiên liệu cho những chặng dài hơn, hiện đang chiếm gần một nửa doanh số xe điện mới trong năm nay. Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất tăng tốc phát triển và xuất xưởng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc (CPCA), BYD, Volkswagen, Toyota và các hãng khác đã bán được 396.000 xe hybrid ở Trung Quốc vào tháng 7, chiếm 45,1% tổng số xe điện được giao. Tỷ lệ này đã tăng từ 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Xe hybrid tiết kiệm hơn cho những người trẻ tuổi, đối tượng lần đầu mua xe", Zhao Zhen, giám đốc bán hàng của đại lý Wan Zhuo Auto có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết. "Chúng là phe hưởng lợi bất ngờ của sự suy thoái kinh tế."

1725162246541.png


Dữ liệu chính thức cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang thận trọng hơn trong chi tiêu, dẫn đến mức tăng yếu ớt trong doanh số bán lẻ những năm phục hồi sau đại dịch. Sự sụt giảm kéo dài nhiều năm của thị trường nhà đất và tình trạng mất việc làm gia tăng, khiến nhiều người phải trả trước khoản vay thế chấp, cắt giảm nợ nần thay vì tăng cường chi tiêu.

Chi tiêu bán lẻ đã tăng 3,7% lên 23,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (3,3 nghìn tỷ USD) trong 6 tháng đầu năm nay, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia là 5%. Con số này cũng chỉ bằng khoảng một nửa so với mức 7,2% được ghi nhận vào năm 2023.

Danh mục xe hybrid sạc điện cũng bao gồm các phương tiện được trang bị công nghệ mở rộng phạm vi hoạt động (BEV), với 1 động cơ đốt trong nhỏ tạo thêm năng lượng để sạc pin khi cần. Những chiếc xe này có giá rẻ hơn khoảng 10% so với xe điện thuần.

Xe hybrid bao gồm cả BEV cũng được hưởng các ưu đãi của chính phủ, bao gồm việc miễn thuế tiêu thụ 10%, trợ cấp cho việc thay thế xe xăng như một phần trong nỗ lực hướng tới mục tiêu năng lượng sạch và không phát thải ròng dài hạn của Bắc Kinh.

1725162259871.png


"Vì tôi cần đi lại giữa Thượng Hải và các thành phố lân cận, 1 chiếc xe điện có phạm vi hoạt động khoảng 400km không phải lựa chọn hàng đầu do lo lắng về phạm vi hoạt động", Yvonne Qian, một cư dân Thượng Hải làm việc tại một công ty công nghệ có trụ sở tại Hàng Châu, cho biết. "BEV sẽ là lựa chọn hàng đầu của tôi trong tương lai khi các công nghệ sạc siêu nhanh và hoán đổi pin trở nên phổ biến hơn."

Các đại lý cho biết, nhiều người mua chuyển sang xe hybrid do lo ngại về việc pin bị cạn kiệt nhanh chóng vào mùa đông. Các video clip trong dịp Tết Nguyên đán cho thấy hàng chục chiếc xe điện bị mắc kẹt trong 1 trận bão tuyết ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, đã lan truyền chóng mặt vào tháng 2, sau khi pin của chúng hết sạch năng lượng.

Vụ việc đã củng cố thêm nỗi sợ hãi của người mua rằng xe điện thuần vẫn chưa đáng tin cậy cho những chuyến đi dài. Một số mẫu hybrid đã thu hút người tiêu dùng bởi giá cả và phạm vi lái xe dài hơn hẳn, gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất truyền thống như Volkswagen và General Motors.

BYD, nhà lắp ráp xe điện bán chạy nhất thế giới, đã tiết lộ phiên bản mới và cải tiến của công nghệ hybrid sạc điện vào tháng 5 để khuyến khích áp dụng xe điện. Qin L và Seal 06, 2 trong số các mẫu xe được cải tiến của hãng trang bị công nghệ "chế độ kép", có thể đi xa tới 2.100km sau 1 lần sạc với bình xăng đầy. Pin được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các phiên bản cơ bản chỉ cung cấp phạm vi lái xe lên tới 80km.

1725162269788.png


Các phiên bản tiêu chuẩn của Qin L và Seal 06 đều có giá 99.800 nhân dân tệ, so với 127.900 nhân dân tệ của VW Sagitar và 116.800 nhân dân tệ của Toyota Corolla. Theo BYD, mức tiêu thụ nhiên liệu khi pin cạn kiệt ở mức thấp kỷ lục - 2,9 lít/100km.

Một số nhà phân tích coi đây là xu hướng nhất thời. Theo Davis Zhang, giám đốc điều hành cấp cao của Suzhou Hazardtex, nhà cung cấp pin chuyên dụng, sức hấp dẫn của xe thuần điện chỉ tăng lên trong bối cảnh nỗ lực hướng tới mục tiêu không phát thải của quốc gia.

“Xe điện thuần phản ánh xu hướng tương lai của ngành trong bối cảnh mục tiêu trung hòa carbon của thế giới,” ông nói thêm. “Doanh số bán xe hybrid sẽ không duy trì được đà tăng trưởng trong dài hạn. Các hãng lớn nên tiếp tục tập trung vào sản xuất xe điện thuần.”

Điều đó có lẽ có thể chờ đợi. Chỉ một số ít trong số hơn 50 nhà lắp ráp xe điện của Trung Quốc - cụ thể là Nio, Xpeng và Jiyue được Baidu hậu thuẫn - tập trung vào phát triển và sản xuất xe điện thuần. Ít nhất 3 nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã thông báo trong tháng này rằng họ có kế hoạch tăng cường công nghệ hybrid để phát triển các mẫu xe mới nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng.

1725162292631.png


Zeekr Intelligent Technology, nhà sản xuất xe điện cao cấp do Geely Auto kiểm soát, cho biết sẽ thiết kế và chế tạo các mẫu xe hybrid đầu tiên để cạnh tranh giành thị phần. Avatr Technology, đơn vị xe điện thuộc sở hữu của Changan Automobile, cũng đang theo đuổi kế hoạch và con đường tương tự.

Hozon New Energy Automobile, công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đang chuẩn bị niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông, đã ra mắt Neta S trong tuần này, cung cấp một biến thể mở rộng phạm vi hoạt động có thể di chuyển xa tới 1.200km sau một lần sạc.

Nhu cầu mạnh mẽ đối với xe hybrid hơn xe thuần điện không phải là đặc thù của riêng Trung Quốc. Chúng chiếm 60% doanh số bán xe điện mới trên toàn cầu vào tháng 5, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Autovista. Doanh số bán xe hybrid và xe thuần điện ở Trung Quốc chiếm khoảng 65% doanh số bán hàng trên toàn cầu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top