VNR Content
Pearl
Hôm 20/11, Tổng thư ký Danucha Pichayanan cho biết Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDC) đã cắt giảm mức tăng trưởng GDP của Thái Lan trong năm nay xuống còn 2,5% nhưng dự kiến sẽ tăng 3,2% trong năm tới khi đà xuất khẩu bắt đầu được cải thiện. NESDC đã liên tục điều chỉnh giảm mức tăng trưởng GDP từ 3,2% trong quý đầu tiên, 2,7% trong quý hai và 2,5% trong quý ba, sau mức tăng 2,6% vào năm ngoái.
Còn theo Tiến sĩ Amonthep Chawla, Trưởng phòng Nghiên cứu của Ngân hàng CIMB Thái Lan, cho biết ngân hàng này đã điều chỉnh dự báo GDP Thái Lan ở mức 3,0% vào năm 2023 và 3,5% vào năm 2024, sau bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Theo CIMB Thái Lan, động lực tăng trưởng sẽ đến từ các dịch vụ liên quan đến du lịch và sức mua mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu thượng lưu trong bối cảnh chờ đợi sự kích thích của chính phủ vào Quý 2/2024.
Trước đó, Reuters dẫn thông tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế Thái Lan dự kiến sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay và 3,6% vào năm 2024, trong bối cảnh môi trường toàn cầu rất bất ổn.
IMF cho biết trong một tuyên bố sau chuyến thăm của nhân viên tới nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, triển vọng năm 2024 cao hơn dự báo 3,2% vào giữa tháng 10, nhờ nhu cầu bên ngoài cải thiện và tiêu dùng tư nhân tiếp tục tăng trưởng vững chắc.
Theo thông báo do Phòng Chính sách kinh tế vĩ mô, Văn phòng Chính sách tài khóa (Cơ quan thuộc Bộ Tài chính Thái Lan) phát hành, vào năm 2024, Bộ Tài chính dự đoán nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng 3,2% (trong khoảng 2,2 đến 4,2%).
Động lực chính sẽ đến từ tiêu dùng tư nhân, lĩnh vực xuất khẩu và sự phục hồi liên tục của khách du lịch quốc tế. Cả năm 2024, khách du lịch quốc tế dự kiến đạt 34,5 triệu (tăng 24,6% so cùng kỳ) và sẽ có tác động tích cực đến du lịch và các ngành dịch vụ liên quan, giúp tăng việc làm và thu nhập. Tiêu dùng tư nhân được dự báo sẽ tiếp tục tăng 3,1% (trong khoảng 2,1 đến 4,1%).
Giá trị xuất khẩu hàng hóa bằng USD dự kiến tăng 4,4% (trong khoảng 3,4-5,4%). Sự tăng trưởng này là do sự mở rộng của các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu và của Thái Lan, điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy niềm tin vào khu vực kinh doanh. Do đó, nó sẽ dẫn đến việc mở rộng đầu tư tư nhân cao hơn ở mức 3,5% (trong khoảng 2,5 đến 4,5%). Theo báo cáo này, tác động tiềm tàng của việc phát tiền kỹ thuật số 10.000 baht không được đưa vào dự báo.
Về sự ổn định nội bộ của nền kinh tế Thái Lan, tỷ lệ lạm phát dự kiến ở mức 2,2% (trong khoảng 1,2 đến 3,2%) do sự mở rộng mạnh mẽ trong nước. Về mặt ổn định bên ngoài, cán cân tài khoản vãng lai thặng dư ở mức 8,3 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP (trong khoảng 0,5 đến 2,5%).
Còn theo Người phát ngôn Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, triển vọng kinh tế Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố và các yếu tố cần được theo dõi chặt chẽ.
Trong đó có căng thẳng địa chính trị toàn cầu, giá năng lượng, sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và thương mại quốc tế.
Ngoài ra còn có sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu do chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của các đối tác thương mại và tổ chức tài chính lớn của Thái Lan, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.
Cùng đó là suy thoái kinh tế tiềm ẩn ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Thái Lan và sự phục hồi của ngành du lịch. El Niño có thể gây hạn hán vào năm 2024, làm giảm thu nhập của nông dân.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mức tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5% được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025).
Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, GDP 2023 dự kiến đạt trên 5%.
“Việc đặt chỉ tiêu ở mức cao thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo.
Cũng theo nghị quyết, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP và tốc độ tăng năng suất lao động 2024 lần lượt là 24,1 - 24,2% và 4,8 - 5,3%. Mức này thấp hơn kế hoạch năm 2023 (25,4 - 25,8% và 5 - 6%).
Để đạt các chỉ tiêu trên, Quốc hội yêu cầu Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
“Tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất và đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng”, nghị quyết nêu rõ.
Ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Còn theo Tiến sĩ Amonthep Chawla, Trưởng phòng Nghiên cứu của Ngân hàng CIMB Thái Lan, cho biết ngân hàng này đã điều chỉnh dự báo GDP Thái Lan ở mức 3,0% vào năm 2023 và 3,5% vào năm 2024, sau bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Theo CIMB Thái Lan, động lực tăng trưởng sẽ đến từ các dịch vụ liên quan đến du lịch và sức mua mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu thượng lưu trong bối cảnh chờ đợi sự kích thích của chính phủ vào Quý 2/2024.
Trước đó, Reuters dẫn thông tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế Thái Lan dự kiến sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay và 3,6% vào năm 2024, trong bối cảnh môi trường toàn cầu rất bất ổn.
IMF cho biết trong một tuyên bố sau chuyến thăm của nhân viên tới nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, triển vọng năm 2024 cao hơn dự báo 3,2% vào giữa tháng 10, nhờ nhu cầu bên ngoài cải thiện và tiêu dùng tư nhân tiếp tục tăng trưởng vững chắc.
Theo thông báo do Phòng Chính sách kinh tế vĩ mô, Văn phòng Chính sách tài khóa (Cơ quan thuộc Bộ Tài chính Thái Lan) phát hành, vào năm 2024, Bộ Tài chính dự đoán nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng 3,2% (trong khoảng 2,2 đến 4,2%).
Động lực chính sẽ đến từ tiêu dùng tư nhân, lĩnh vực xuất khẩu và sự phục hồi liên tục của khách du lịch quốc tế. Cả năm 2024, khách du lịch quốc tế dự kiến đạt 34,5 triệu (tăng 24,6% so cùng kỳ) và sẽ có tác động tích cực đến du lịch và các ngành dịch vụ liên quan, giúp tăng việc làm và thu nhập. Tiêu dùng tư nhân được dự báo sẽ tiếp tục tăng 3,1% (trong khoảng 2,1 đến 4,1%).
Giá trị xuất khẩu hàng hóa bằng USD dự kiến tăng 4,4% (trong khoảng 3,4-5,4%). Sự tăng trưởng này là do sự mở rộng của các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu và của Thái Lan, điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy niềm tin vào khu vực kinh doanh. Do đó, nó sẽ dẫn đến việc mở rộng đầu tư tư nhân cao hơn ở mức 3,5% (trong khoảng 2,5 đến 4,5%). Theo báo cáo này, tác động tiềm tàng của việc phát tiền kỹ thuật số 10.000 baht không được đưa vào dự báo.
Về sự ổn định nội bộ của nền kinh tế Thái Lan, tỷ lệ lạm phát dự kiến ở mức 2,2% (trong khoảng 1,2 đến 3,2%) do sự mở rộng mạnh mẽ trong nước. Về mặt ổn định bên ngoài, cán cân tài khoản vãng lai thặng dư ở mức 8,3 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP (trong khoảng 0,5 đến 2,5%).
Còn theo Người phát ngôn Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, triển vọng kinh tế Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố và các yếu tố cần được theo dõi chặt chẽ.
Trong đó có căng thẳng địa chính trị toàn cầu, giá năng lượng, sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và thương mại quốc tế.
Cùng đó là suy thoái kinh tế tiềm ẩn ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Thái Lan và sự phục hồi của ngành du lịch. El Niño có thể gây hạn hán vào năm 2024, làm giảm thu nhập của nông dân.
Năm 2024: Việt Nam phấn đấu tăng trưởng 6,0-6,5%
Hồi đầu tháng 11, với 90,49% số phiếu tán thành, Quốc hội thông qua nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, “chốt” chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 6 - 6,5%.Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mức tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5% được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025).
Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, GDP 2023 dự kiến đạt trên 5%.
“Việc đặt chỉ tiêu ở mức cao thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo.
Cũng theo nghị quyết, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP và tốc độ tăng năng suất lao động 2024 lần lượt là 24,1 - 24,2% và 4,8 - 5,3%. Mức này thấp hơn kế hoạch năm 2023 (25,4 - 25,8% và 5 - 6%).
Để đạt các chỉ tiêu trên, Quốc hội yêu cầu Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
“Tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất và đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng”, nghị quyết nêu rõ.
Ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.