Việt Nam vừa được chọn là một trong sáu quốc gia tham gia Đạo luật Chips của Mỹ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông tin này được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũngcung cấp tại hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam vừa diễn ra hôm nay.
Đạo luật Chips của Mỹ là chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất bán dẫn và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Chương trình này khuyến khích hợp tác với các quốc gia có tiềm năng về bán dẫn như Việt Nam, nhằm tăng cường đầu tư, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Việc tham gia Đạo luật Chips mang đến nhiều lợi ích:
- Thu hút đầu tư: Các tập đoàn lớn như NVIDIA, Qualcomm, AMD đã và đang đầu tư vào Việt Nam.
- Nâng cao trình độ khoa học công nghệ: Các doanh nghiệp Việt Nam như FPT, Viettel đã phát triển các loại chip dành cho y tế và thiết bị 5G.
- Tăng cường vai trò trong chuỗi cung ứng: Việt Nam hiện đang có hơn 50 doanh nghiệp tham gia thiết kế vi mạch và 15 doanh nghiệp tham gia đóng gói, kiểm thử vi mạch.
Mặc dù có nhiều cơ hội, Việt Nam vẫn đối diện với những thách thức như thiếu hụt nhân lực trình độ kỹ thuật cao,chưa làm chủ hoàn toàn các công nghệ chiến lược như AI, Big Data, bán dẫn. Các doanh nghiệp cũng trong nước chưa đủ khả năng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trước nguy cơ tấn công mạng tăng cao.
Việc Việt Nam tham gia Đạo luật Chips của Mỹ mở ra cơ hội vàng nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao về phát triển nhân lực và hạ tầng. Các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư và nâng cao trình độ khoa học công nghệ sẽ giúp Việt Nam trở thành một trụ cột trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
![1739278875390.png 1739278875390.png](https://vnrv.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/35/35989-db86dfaffb82bc52b346bc55d0ee3c18.jpg)
Đạo luật Chips của Mỹ là chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất bán dẫn và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Chương trình này khuyến khích hợp tác với các quốc gia có tiềm năng về bán dẫn như Việt Nam, nhằm tăng cường đầu tư, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Việc tham gia Đạo luật Chips mang đến nhiều lợi ích:
- Thu hút đầu tư: Các tập đoàn lớn như NVIDIA, Qualcomm, AMD đã và đang đầu tư vào Việt Nam.
- Nâng cao trình độ khoa học công nghệ: Các doanh nghiệp Việt Nam như FPT, Viettel đã phát triển các loại chip dành cho y tế và thiết bị 5G.
- Tăng cường vai trò trong chuỗi cung ứng: Việt Nam hiện đang có hơn 50 doanh nghiệp tham gia thiết kế vi mạch và 15 doanh nghiệp tham gia đóng gói, kiểm thử vi mạch.
Mặc dù có nhiều cơ hội, Việt Nam vẫn đối diện với những thách thức như thiếu hụt nhân lực trình độ kỹ thuật cao,chưa làm chủ hoàn toàn các công nghệ chiến lược như AI, Big Data, bán dẫn. Các doanh nghiệp cũng trong nước chưa đủ khả năng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trước nguy cơ tấn công mạng tăng cao.
Việc Việt Nam tham gia Đạo luật Chips của Mỹ mở ra cơ hội vàng nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao về phát triển nhân lực và hạ tầng. Các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư và nâng cao trình độ khoa học công nghệ sẽ giúp Việt Nam trở thành một trụ cột trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.