Virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại nhiều tháng trong hầu hết cơ quan trong cơ thể người đã khỏi bệnh

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Những nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học ở Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) phát hiện ra rằng coronavirus có khả năng lây nhiễm sang các bộ phận trên cơ thế và tồn tại ít nhất trong nửa năm.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại trong cơ thể rất lâu kể cả khi đã khỏi bệnh

Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trong tuần này đã khẳng định cho mối nghi ngờ rằng coronavirus có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận của cơ thể con người chứ không chỉ là hệ hô hấp. Đồng thời, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus có thể tồn tại trong cơ thể ngay cả khi những triệu chứng nặng đã giảm bớt. Nó cũng minh chứng cho tình trạng mãn tính phức tạp hay còn gọi là hội chứng Covid kéo dài mà một số người sống sót sau khi mắc bệnh đang trải qua.
Virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại nhiều tháng trong hầu hết cơ quan trong cơ thể người đã khỏi bệnh
SARS-CoV-2 được coi như một loại virus về đường hô hấp, tương tự virus cúm ở người. Đối với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng cấp tính thường có liên quan đến đường hô hấp trên, trong khi những trường hợp nặng kéo theo hiện tượng nhiễm trùng phổi dẫn đến viêm phổi. Những bằng chứng được cung cấp từ phòng thí nghiệm trên trên bệnh nhân Covid-19 cho thấy virus có thể di chuyển khắp cơ thể và lây nhiễm sang nhiều tế bào khác của cơ thể, nhờ vào các thụ thể mà chúng sử dụng để xâm nhập tế bào. Gần đây nhất là những nghiên cứu cho thấy coronavirus có thể dễ dàng lây nhiễm trong mô mỡ và các tế bào miễn dịch.
Các nhà khoa học từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết nghiên cứu của họ chính là nhìn toàn diện nhất cho đến nay về mức độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 sang các bộ phận khác nhau của cơ thể và cả não người. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các khám nghiệm tử thi hoàn chỉnh trên 44 người đã bị nhiễm coronavirus, phần lớn trường hợp cho thấy nhiễm trùng có liên quan trực tiếp đến cái chết của họ.

Virus xuất hiện trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể

Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy rất nhiều dấu hiệu về sự xuất hiện của virus ngoài đường hô hấp trong cả giai đoạn đầu và giai đoạn muộn của quá trình nhiễm bệnh. Mật độ cao nhất của virus chắc chắn là ở đường thở và trong phổi người bệnh, tuy nhiên nghiên cứu cũng phát hiện các bằng chứng về sự nhiễm trùng do virus trong các mô tim mạch của gần 80% bệnh nhân; mô tiêu hóa của 73 % bệnh nhân, và trong mô cơ, da, mỡ và thần kinh ngoại vi của 68% bệnh nhân.
Virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại nhiều tháng trong hầu hết cơ quan trong cơ thể người đã khỏi bệnh
Trên tất cả 85 bộ phận và chất dịch trên cơ thể người được nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy virus ở ít nhất 79 bộ phận trong số đó, gồm cả não người. Ngoài ra, RNA virus cũng có mặt khắp cơ thể và não vài tháng sau khi các triệu chứng bắt đầu, và tồn tại lâu nhất đến 230 ngày trong trường hợp của một số bệnh nhân được xem xét.
"Dữ liệu được cung cấp từ các nghiên cứu của chúng tôi cũng chứng minh rằng SARS-CoV-2 gây nhiễm trùng toàn thân và có thể tồn tại trong cơ thể trong nhiều tháng." Xu hướng này rất rõ rang trên các trường hợp liên quan đến những người bị Covid-19 có triệu chứng nặng. Tuy nhiên, một số trường hợp có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, virus vẫn được tìm thấy trên khắp cơ thể.
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng 1 năm từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, đây là khoảng thời gian tiêm chủng còn khá hạn chế. Vì thế một số người có khả năng miễn dịch tốt có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được virus lây nhiễm vào cơ thể. Tuy nhiên sự xuất hiện của những biến thể virus mới, chẳng hạn như Delta và Omicron, kể từ tháng 3 sẽ làm phức tạp thêm vấn đề.

Những câu hỏi mới được đặt ra

Những phát hiện đã cho chúng ta một bức tranh rõ ràng hơn về cách thức hoạt động của virus SARS-CoV-2 cũng như cách mà chúng tiếp tục gây ra những triệu chứng kéo dài khác sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Một số chuyên gia tin rằng một số trường hợp Covid kéo dài có thể là do tình trạng nhiễm trùng dai dẳng. Có một số câu hỏi mới được đặt ra ở đây, chẳng hạn như nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy ít bằng chứng cho thấy dấu hiệu của virus bên ngoài phổi có liên quan đến tình trạng viêm trực tiếp hoặc các tổn thương ở tế bào do virus. Đây chính là vấn đề mấu chốt vì thường thì viêm sẽ gây ra những tổn thương mãn tính và nhiều chuyên gia cũng tin rằng nó là một nguyên nhân quan trọng tạo ra các triệu chứng Covid kéo dài.
Một giả thuyết khác được các tác giả đặt ra là virus trong những trường hợp này có thể đã suy yếu đi nhiều nên chúng khó nhân lên và cơ thể sẽ không phản ứng với nó giống như một dạng nhiễm trùng điển hình. Những phát hiện này cũng không loại trừ khả năng virus có thể gây hại khi chúng tồn tại trong cơ thể nhưng nó đã tạo ra những nghi vấn mới mà các nhà khoa học sẽ còn phải tiếp tục nghiên cứu.
Nguồn
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top